Tuy nhiên, sau khi đi tiêm vắc xin nCoV về thì rất nhiều người bị ‘phát sốt phát rét’. Có người sốt tới 39, độ, mệt mỏi, đau đầu do cơ thể phản ứng với vắc xin
Để giúp mọi người có thể đối mặt với cơn sốt một cách dễ dàng, khiến cơ thể nhanh chóng phục hồi sau tiêm thì ThS.BS Lê Trịnh Thủy Tiên (Hội Dinh dưỡng Lâm sàng Việt Nam) đã đưa ra giải pháp. Theo đó, chia sẻ với báo chí, BS. Tiên lưu ý mọi người nên hạn chế những thức ăn, đồ uống không phù hợp nếu bị sốt, mệt mỏi sau tiêm.
Vậy thức ăn, đồ uống không phù hợp là những loại nào?
Đồ ăn cứng, khó tiêu hóa
Tiêm xong, cơ thể sẽ xuất hiện phản ứng mệt mỏi, sốt, sưng đau… khiến mọi người sinh ra cảm giác chán, không muốn ăn. Lúc này, tốt nhất là mọi người đừng ăn đồ cứng, khó tiêu hóa như phô mai, nước sốt kem, thịt, thức ăn chiên rán. Bởi, đây là những thứ rất khó hấp thụ.
Thay vào đó, hãy ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu như súp gà, cháo thịt băm với đậu xanh, súp rau… và chia nhỏ bữa ăn ra cho dễ ăn.
Thực phẩm nhiều đường
Theo BS. Tiên, thực phẩm nhiều đường có thể dẫn tới tình trạng căng thẳng, lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Điều đó sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn sau khi tiêm.
Do đó, tốt nhất tiêm xong mọi người nên tránh xa các loại đồ ăn vặt, bánh ngọt. Tốt nhất nên kiêng trong vài ngày sau khi tiêm. Thay vào đó, hãy ăn nhiều trái cây, salad rau, bánh mì kẹp rau, đậu phộng…
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
TS Tiên chia sẻ: Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy lượng tiêu thụ thực phẩm nhiều chất béo tăng cao. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa, thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì, viêm miễn dịch, kháng insulin. Từ đó dẫn tới xơ gan, suy gan, rối loạn hệ miễn dịch.
Do đó, sau khi tiêm tốt nhất mọi người không ăn ba chỉ bò, lợn, cừu, da gà, mỡ lợn; thực phẩm từ sữa’ các loại rau nhiệt đới như dầu cọ, bơ ca cao; thực phẩm chiên ngập dầu; thực phẩm chế biến sẵn như pizza, xúc xích, lạp sườn…
Bia, rượu
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ nhận định: Đến nay, chưa có bằng chứng cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả vắc xin cũng chưa có bằng chứng cho thấy vắc xin không an toàn với người uống bia, rượu.
Song, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo: Việc uống rượu bia sau khi tiêm có thể ức chế hệ miễn dịch. Từ đó khiến cơ thể mất nước. Do đó, sau tiêm ít nhất 3 ngày không được uống.
Bên cạnh đó, rượu còn có thể khiến khả năng chống nhiễm trùng giảm, tăng biến chứng và có thể gây khó khăn trong việc phân biệt phản ứng của rượu với phản ứng của vắc xin, nhất là sốt sau tiêm. Khi ấy, sự sống của bạn có thể bị ảnh hưởng
Đồ uống chứa caffeine
Caffein có nhiều trong trà, cà phê, bò húc… Nó có thể làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim nếu sử dụng nhiều.
Khi bị sốt sau tiêm chủng cần làm gì?
Theo BS. Tiên, sốt sau tiêm là phản ứng thường gặp của hệ miễn dịch. Khi bị sốt, cơ thể dễ bị mất nước. Vì thế, việc bù nước là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể uống nước lọc hay uống nước trái cây đều được. Một số loại nước như nước chanh, nước cam… giúp bổ sung vitamin C, nước dừa giúp bổ sung chất điện giải. Chúng đều rất có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nhu cầu bù nước của mỗi người khác nhau, tùy theo cân nặng. Trung bình, nhu cầu cơ bản của người trưởng thành là 35 - 40ml/kg/ngày. Với người lớn tuổi thì con số này thấp hơn 30 - 35ml/kg/ngày.
Bạn nên sử dụng nước ấm, uống từ từ từng ngụm. Nếu uống nước mà có cảm giác bị ớn lạnh thì có thể dùng nước gừng ấm. Bởi gừng có thể nhanh chóng làm ấm cơ thể.
Ngoài ra, mọi người còn cần chú ý tới việc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể. Bởi, đây là lúc mà cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, mọi người cần đặc biệt chú ý.
Sau tiêm, ngoài sốt thì còn có những phản ứng khác như nổi mẩn ở vết tiêm, sưng nóng đỏ… cái này còn tùy theo cơ địa và từng loại vắc xin. Đó là lý do vì sao Bộ Y tế yêu cầu mọi nguồi cần theo dõi ít nhất 30 phút sau tiêm mới được về nhà. Về nhà vẫn cần tiếp tục theo dõi trong 28 ngày sau đó.
Theo Thạch Thảo/ Khoevadep