Ăn trái cây quá nhiều
Một số người cho rằng ăn trái cây và rau xanh nhiều sẽ giúp giảm cân hiệu quả, tuy nhiên, tiến sĩ Sears không nghĩ đó là cách thông minh. Thông thường, trái cây có vị ngọt và ngon do chỉ số glycemic cao, khiến lượng đường huyết, calo tăng lên. Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo mỗi người lớn chỉ nên ăn khoảng 2 chén trái cây mỗi ngày, tùy thuộc vào tuổi tác và mức độ tập thể dục và nên chọn loại quả có kích thước nhỏ.
Kết hợp với bất cứ loại thực phẩm nào
Thông thường mọi người đều nghĩ rằng trái cây là thực phẩm “lành tính” nhất nên không thể gây phản ứng khi ăn cùng các thực phẩm khác. Đây là sai lầm rất thường gặp.
Sự thật là có rất nhiều loại trái cây “khó tính”, tối kỵ khi ăn cùng một số loại rau trái hay các thực phẩm khác. Nếu ta cứ liều lĩnh kết hợp thì không những trái cây đó không có tác dụng làm đẹp mà còn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.
Chẳng hạn, trước và sau khi ăn quýt một giờ tuyệt đối không được uống sữa bò vì protein trong sữa bò gặp dịch quýt sẽ đông lại, gây khó khăn cho việc tiêu hóa và hấp thụ. Không nên ăn hồng cùng với khoai lang, khoai tây.
Trái cây, món quà quý giá của thiên nhiên sẽ giúp bạn giữ được vẻ đẹp tự nhiên và vững bền nhất. Chú ý đến những đặc tính của trái cây và lắng nghe cơ thể bạn để tránh những sai lầm khi ăn trái cây và chế biến sẽ giúp bạn thưởng thức trái cây một cách an toàn và hiệu quả.
Ăn riêng trái cây
Mặc dù trái cây tự nhiên có thể tốt hơn kẹo nhưng chúng vẫn có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. Hãy cố gắng ăn chúng cùng thực phẩm giàu protein như phô mai hay bơ. Trái cây sẽ làm tăng nồng độ insulin, trong khi protein tăng hormone glucagon. Sự kết hợp của hai hormone này giúp ổn định lượng đường huyết.
Không ăn vỏ
Vỏ trái cây thường là phần bổ dưỡng chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Chẳng hạn, vỏ táo rất giàu chất xơ, vitamin C, A. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn vỏ trái cây còn là chìa khóa giúp giảm nguy cơ béo phì và kiểm soát ung thư.
Ăn như một món tráng miệng sau bữa chính
Sử dụng trái cây để tráng miệng sau bữa cơm là điều rất bình thường phải không? Thực tế thì theo nhiều nghiên cứu, ăn trái cây vào lúc đói mới tốt nhất. Nguyên do là bởi trái cây thường tiêu hóa nhanh hơn thức ăn. Thay vì đi thẳng vào đường ruột, trái cây sẽ bị cơm, mì, bánh mì… "chặn đứng". Trong khoảng thời gian trì trệ đó, thức ăn cùng trái cây đều lên men và chuyển hóa thành axit, khiến bạn có cảm giác đau hoặc xót bụng.
Noài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong hoa quả có chứa nhiều carbonhydrate cùng lượng tinh bột cao, là những chất làm chậm quá trình tiêu hóa. Việc ăn ngay sau bữa cơm sẽ khiến trái cây bị tích tụ gây tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy dẫn đến chướng khí, táo bón… Hơn thế nữa, nếu ăn cơm no rồi ăn thêm trái cây ngọt thì lượng đường tổng cộng trong bữa ăn sẽ rất cao, gây tăng đường huyết, không có lợi cho sức khỏe, nhất là với những người bị tiểu đường. Chúng ta nên ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất.
Theo Phunutoday