1 - Lợi ích quý giá khi ăn tôm
Tôm giàu vitamin B12
Và tôm chính là loại thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung vitamin B12, trong 100g tôm chứa 0.0115mg vitamin B12, do đó tôm chính là thực phẩm bạn nên nghĩ đến đầu tiên khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 và cần bổ sung ngay lập tức.
Vitamin B12 là một loại vitamin đóng vai trò to lớn và quan trọng trong việc sinh hóa và chuyển hóa năng lượng bên trong cơ thể, giữ nhiệm vụ tổng hợp nucleotic, protein,... Nếu cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến các triệu chứng như thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt và các cơ sẽ bị yếu dần đi.
Tôm chứa nhiều omega 3
Trẻ được bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ có trí nhớ tốt và khả năng phát triển của não bộ sẽ vượt trội đáng kể. Ngoài ra với người lớn thì omega 3 cũng quan trọng không kém, nó giúp chống lại trầm cảm, mệt mỏi và còn giúp da dẻ được căng tràn sức sống.
Tôm giúp bổ sung chất canxi
Nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt, chân và càng chứ không hề ở vỏ tôm như mọi người vẫn nghĩ
Trong 100g tôm có đến 200mg canxi, do đó sẽ không quá phóng đại nếu nói tôm chính là một trong những thực phẩm hàng đầu giúp bạn bổ sung canxi. Cũng nên lưu ý rằng, nguồn canxi chủ yếu của tôm tập trung ở thịt, chân và càng chứ không hề ở vỏ tôm như mọi người vẫn nghĩ.
Canxi từ lâu đã được biết đến như là một chất quan trọng trong việc thúc đẩy hình thành một hệ thống xương khớp khỏe mạnh, nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến một số hiện tượng như loãng xương, viêm khớp, hay nghiêm trọng hơn là có nguy cơ mắc bệnh tim.
Tôm giúp ngăn ngừa ung thư
Tuy là một chất ít được nhắc đến trong tôm, nhưng selen là một chất có khả năng ngừa ung thư nhờ có khả năng ngăn chặn những tế bào ung thư phát triển.
Trong 100g tôm thì sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hơn 1/3 lượng selen cần cho một ngày. Hợp chất selen này giúp cơ thể dễ dàng loại bỏ và đào thải các chất kim loại nặng ra khỏi cơ thể chúng ta.
2 - Sai lầm khi ăn tôm mà nhiều người đnag mắc phải
Vỏ tôm chứa rất nhiều canxi?
Trái ngược với suy nghĩ nhiều người, phần thịt của tôm mới là nơi chứa nhiều canxi nhất. Vỏ tôm được cấu tạo chủ yếu từ kitin, chất này không hề chứa canxi mà còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
Ăn mắt tôm bổ mắt?
Trong dân gian nhiều người thường nghĩ rằng ăn mắt tôm bổ mắt, nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo nghiên cứu của cá nhà khoa học thì trên thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Nên khi ăn phần đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa.
Ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C?
Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.
Ăn tôm khi bị ho?
Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Ăn nhiều tôm tốt cho sức khỏe?
Nhiều người rất thích ăn tôm và ăn hàng ngày vì nghĩ tôm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các dinh dưỡng trong tôm như chất đạm, photpho, axit béo, canxi,… nếu hấp thụ quá nhiều sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, chướng bụng và có thể dẫn đến tiêu chảy.
Theo Mộc/Khoevadep