Ngày mùng 1 đầu tháng, không ăn tiết canh lợn nhưng ăn một bát tiết canh dê, vịt…nhà tự làm để “đỏ” cả tháng, vừa mát, vừa bổ lại sạch. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, tất cả các loại tiết canh đều là máu sống và không hề mát, bổ như chúng ta nghĩ.
Dưới đây là khuyến cáo của PGS.TS - Nguyên Trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia về tác dụng thực sự của món tiết canh
1. Tiết canh dê, vịt…đều là máu sống, mang mầm truyền bệnh
Tất cả các loại tiết canh dù là dê, vịt… thực chất là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn…
Ăn tiết canh vịt, tiết canh ngan cũng khiến người ăn mắc các bệnh về tụ cầu, nhất là các dịch bệnh cúm A/H5N1, A/H6N1. Nếu ăn phải tiết canh của lợn đang mắc bệnh thì người ăn có nguy cơ mắc liên cầu lợn, giun sán, bệnh đường tiêu hóa, viêm não mô cầu, trường hợp nặng có thể tử vong...
Đặc biệt, quá trình cắt tiết, chế biến không đảm bảo dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu.
|
Theo PGS-TS Nguyễn Xuân Ninh - Nguyên Trưởng khoa Vi chất Dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Hiện đang làm viện tại khoa Dinh dưỡng BV Đa khoa MEDLATEC: Tất cả các loại tiết canh đều là máu sống, đều có khả năng truyền bệnh. |
2. Ăn tiết canh dê, vịt.. nhà tự làm vẫn mắc liên cầu khẩn lợn như thường
Có nhiều trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn chỉ vì ăn tiết canh….. vịt nhà tự làm. Trong tiết canh vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh. Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.
3. Không cần ăn dài này, chỉ ăn tiết canh 1 lần cũng vẫn nhiễm liên cầu khuẩn lợn
Chỉ cần ăn phải tiết canh có liên cầu khuẩn lợn, người ăn sẽ bị nhiễm bệnh mà không cần là người ăn tiết canh dài ngày.
Người nhiễm liên cầu khuẩn lợn thường diễn biến nhanh, sốt cao, tri giác lơ mơ, li bì hôn mê, sốc, tụt huyết áp, xuất hiện các ban hoại tử trên da, nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng, nếu không được cấp cứu kịp thời, nguy cơ tử vong rất lớn.
Trong tiết canh vịt sẽ không có liên cầu khuẩn lợn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy phần sụn họng của lợn băm nhỏ rắc lên trên bát tiết canh. Phần sụn họng này lại là nơi ẩn trú nhiều nhất của liên cầu khuẩn.
4. Tiết không mát và bổ huyết
Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh trong Đông y cũng không phải thực phẩm có tính mát. Sở dĩ, mọi người cho tiết canh là mát bởi khi ăn có cảm giác mát miệng mà thôi.
5. Ăn tiết canh, sán làm tổ trong não và bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể
Biểu hiện của nhiễm nang sán rất phong phú, tùy thuộc vào vị trí mà các nang sán cư ngụ. Ấu trùng sán có thể đi bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt và đặc biệt là não.
Biểu hiện của sán lợn trong não dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với một số bệnh thần kinh khác. Bởi người bệnh thường có đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, trí nhớ giảm sút, bại chân tay, rối loạn cảm giác, liệt, tăng áp lực nội sọ... Vì thế, nhiều bệnh nhân có ấu trùng sán lợn trong não đến viện sau cả quá trình dài vài năm đi khám ở nhiều nơi mà không phát hiện ra bệnh.
6. Điều trị sán não tốn kém và có thể mất mạng
Điều trị sán não mất hàng trăm triệu đồng. Nếu điều trị muộn, khả năng tử vong rất lớn hoặc có thể để lại di chứng sau này.
|
Tiết canh không có tác dụng chữa bệnh trong Đông y cũng không phải thực phẩm có tính mát. |
|
Người ăn tiết canh bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể sẽ tử vong, chi phí điều trị tốn kém. |
|
Do ăn tiết canh, sán cư trú trong mắt người bệnh. |
|
Ăn tiết canh, sán làm tổ trong não. |
Theo Thanh Loan/Sức khỏe & Đời sống