Sau khi tốt nghiệp đại học, Lý Thư (Trung Quốc) quyết định ở lại thành phố lập nghiệp. Là người thông minh, vững kiến thức chuyên môn lại chăm chỉ, Lý Thư luôn được cấp trên coi trọng. Đầu tháng, cô được thăng chức trưởng phòng. Vậy nhưng cũng thời gian này, Lý Thư luôn cảm thấy mệt mỏi. Dù rất kiềm chế nhưng không ít lần cô ngủ gục, ngáp dài trong các cuộc họp.
Thấy cơ thể kiệt quệ, Lý Thư xin nghỉ phép vài hôm để nghỉ ngơi nhưng tình trạng không tiến triển mà ngày càng tồi tệ hơn. Gần đây, cô còn bị tiêu chảy, đau bụng bên phải. Thấy cơ thể không ổn, Lý Thư quyết định đi khám.
|
Thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh khiến cô gái mắc ung thư gan khi còn trẻ. Ảnh: Sohu |
Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số transaminase của Lý Thư cao tới 350U/L. Bác sĩ cũng phát hiện một khối u có đường kính 4cm phát triển giữa các thùy gan, chẩn đoán ung thư gan. Rất may, căn bệnh được phát hiện sớm, tích cực điều trị có cơ hội bình phục cao.
Nghe bác sĩ thông báo, Lý Thư lặng người, cam kết phối hợp điều trị. Dù vậy, cô không hiểu bản thân rất chú trọng chăm sóc sức khỏe, sao có thể mắc ung thư khi tuổi còn trẻ. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ nhận định nguyên nhân bệnh rất có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt và món ăn “của nhà trồng được” mà Lý Thư dùng mỗi ngày.
|
Kê mốc có chứa aflatoxin có khả năng gây ung thư cao. Ảnh: Sohu |
Hóa ra, Lý Thư rất thích ăn cháo kê nhưng không muốn mua thực phẩm không rõ nguồn gốc bên ngoài. Cô cẩn thận nhờ bố mẹ gửi kê nhà trồng từ quê lên. Mỗi lần như vậy, người nhà thường gửi một lượng lớn để Lý Thư dùng dần. Tuy nhiên, gian bếp của cô gái trẻ khá ẩm thấp, kê bảo quản không đúng cách dễ bị mốc. Không muốn lãng phí, Lý Thư thường giữ lại thực phẩm mốc để nấu cháo ăn mỗi ngày.
Theo bác sĩ, hạt kê bị mốc chứa nhiều aflatoxin, cần vứt bỏ, không thể dùng làm thức ăn. Từ lâu, aflatoxin được đánh giá là chất có khả năng gây ung thư. Aflatoxin ổn định dù xử lý ở nhiệt độ cao, tốc độ phát triển cũng rất nhanh. Lý Thư ăn cháo kê mốc mỗi ngày khiến độc tố tích tụ gây tổn thương gan, chức năng gan suy yếu, tiến triển thành ung thư gan.
Ngoài ăn thực phẩm mốc, bác sĩ chỉ ra thói quen thức khuya cũng là yếu tố khiến cô gái trẻ đối diện với ung thư. Được biết, Lý Thư sống một mình ở thành phố lớn, áp lực công việc khiến cô thường xuyên thức khuya để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Gan giải độc mạnh trong khung thời gian từ 23-2 giờ. Thức muộn sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, chất độc tích tụ không kịp đào thải ra ngoài.
Để bảo vệ sức khỏe, bác sĩ khuyên nên đi khám khi cơ thể có những dấu hiệu gan bất thường như: Hơi thở hôi, khô miệng, đắng miệng sau khi ngủ dậy; đại tiện phân đen, dính, nước tiểu màu vàng nâu; mắt khô, ngứa; tóc rụng nhiều, dễ bị nhờn; tiêu chảy, đau bụng phải; khó ngủ, chất lượng giấc ngủ không cao, hay nghiến răng, nói mơ khi ngủ; thường xuyên bị chuột rút, nổi gân xanh vùng mu bàn chân;...
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn
Định Tâm (Theo SH)