Ăn mứt Tết nhất định phải nắm rõ điều này, tránh rước bệnh vào thân

Google News

Mứt Tết thường được làm từ các loại củ quả. Khi sử dụng nhất định phải chú ý những điều này.

Mứt Tết là món ăn không thể thiếu trong gia đình vào những ngày đón năm mới. Mọi người thường mời nhau các loại mứt Tết ngọt ngào bên cạnh chén trà nóng và nói những lời chúc tốt đẹp đầu năm.
Mứt Tết thường được làm từ các lại củ quả như bí đao, dừa, gừng, cà chua, khoai lang, me...
Các loại mứt tuy là món ăn chơi nhưng lại có công dụng nhất định với sức khỏe. Chẳng hạn như mứt gừng làm ấm tỳ vị, chống nôn, chữa ho; mứt quất giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, long đờm, chống nôn; mứt me giải khát, kích thích tiêu hóa...
An mut Tet nhat dinh phai nam ro dieu nay, tranh ruoc benh vao than
 
Tuy nhiên, các loại mứt thường chứa quá nhiều đường, không thích hợp cho những người có đường huyết cao, béo phi, thừa cân, người bị tiểu đường.
Trong quá trình chế biến, thành phần beta carotene hoặc vitamin A, C trong cà chua, cà rốt, táo, mận, kiwi... sẽ bị phân hủy do nhiệt độ, làm mất nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Do thành phần chủ yếu là đường nên mứt chỉ tạo ra năng lượng là chính, không đủ các thành phần dinh dưỡng khác như vitamin, khoáng chất. Do đó, người già, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều hoặc ăn thay thế các loại hoa quả tươi.
Ăn mứt nhiều dễ bị đầy bụng, mất cảm giác đói. Do đó, bạn nên ăn mứt với lượng vừa phải và cách xa các bữa ăn chính.
Tốt nhất nên giảm bớt lượng mứt sử dụng trong ngày Tết. Thay vào, hãy bổ sung các loại hoa quả tươi như dưa hấu, cam, quýt, bưởi, táo, lê...
Có thể thay tết mứt bằng các loại ngũ cốc hoặc hạt bí, hạt điều, đậu hà lan...
Theo Thanh Huyền/Khoevadep