Chồng "miệng nôn trôn tháo", vợ đến nay chưa hết hôn mê
Theo Sina, cô gái trẻ này người Liêu Ninh, mới kết hôn với chồng là anh Đổng Hiểu Lượng, cùng quên được nửa năm. Sau khi kết hôn, cô theo chồng đến Phúc Kiến làm thuê.
Lần này, không chỉ bản thân Tất Tuyết ngộ độc mà chồng cô cũng bị "miệng nôn trôn tháo" nhưng tình trạng không nguy kịch như vợ. Đổng Hiểu Lượng cho biết, vào tối 20/7, anh và vợ có ăn mộc nhĩ. Khi đó món thực phẩm này đã được ngâm nước gần 2 ngày mới cho vào nấu với trứng gà.
|
Mộc nhĩ là món ăn quen thuộc với nhiều người. |
Mộc nhĩ là do vợ rửa và bản thân anh không hề biết nó đã bị biến chất, chỉ thấy khi nấu xong, món canh trứng mộc nhĩ dớt hơn mọi khi. Vì hai người đều ăn mặn nên anh cho thêm một ít muối và ớt nên khi ăn không cảm giác được vị lạ.
Sau khi thấy trong người có biểu hiện khác lạ, anh Đổng lập tức đưa vợ đi bệnh viện khám nhưng khi về nhà, tình hình không chuyển biến tích cực. Đến tầm 11h tối 22/7, Tất Tuyết bắt đầu có triệu chứng nói lú, tinh thần không tỉnh táo.
Thấy vậy, người chồng lập tức đưa vợ lên bệnh viện tuyến trên để cấp cứu. Kiểm tra sơ bộ, các bác sĩ kết luận Tất Tuyết đã mắc hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan.
"Cô ấy vẫn chưa vượt qua được giai đoạn nguy hiểm với tính mạng", bác sĩ Trương Vĩ cho hay. "Đây là ca trúng độc do mộc nhĩ biến chất, khiến cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị rối loạn chức năng, dẫn đến sốc nhiễm trùng nghiêm trọng."
Cũng theo bác sĩ Trương, mộc nhĩ ngâm quá lâu trong nước sẽ sản sinh độc tố, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng, hiện tượng trên xảy ra cành dễ dàng và nguyên lý trúng độc khá giống với trúng độc do ăn nấm.
Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc do ăn mộc nhĩ biến chất.
Điều phải biết khi ăn mộc nhĩ
Ngâm thật kỹ trước khi chế biến
Trong ngày hè nóng bức, không chỉ có mộc nhĩ mà nấm khô, đậu cove, hoa mướp khô… nếu ngâm quá lâu cũng sẽ làm sản sinh độc tố có hại cho sức khỏe, nhẹ thì nôn ói, đi ngoài, nặng thì như trường hợp của cô gái trẻ nói trên.
Chính vì lẽ đó, trong mùa hè, chúng ta nên chú ý đến cách ngâm các loại thực phẩm khô, bởi thông thường, mộc nhĩ không gây ngộ độc. Một khi phát hiện chúng đã có mùi, cần phải dứt khoát vứt bỏ, tránh rước họa vào thân.
Ngoài ra, với mộc nhĩ, chúng ta nên ngâm với nước lạnh để có độ giòn, thơm ngon khi chế biến. Nếu ngâm bằng nước sôi, khi chế biến, mộc nhĩ sẽ bị nhũn, dính, không dễ để bảo quản, cất giữ lâu.
Mộc nhĩ phải được đun chín trước khi ăn
Trong mộc nhĩ có một loại vật chất tên purine nucleoside, gọi là polysaccharide (là một trái phiếu glycosidic chuỗi đường) của mộc nhĩ. Nó có tác dụng chống hoạt tính tụ máu, chống tiểu cầu ngưng kết và chống tắc nghẽn động mạch rất mạnh.
Điều cần chú ý là, sau khi mộc nhĩ đen được đun chín ở nhiệt độ cao mới có thể nâng cao độ hòa tan của chất xơ thực vật và polysaccharide, từ đó giúp ích cho cơ thể hấp thụ. Chính vì vậy, mộc nhĩ nhất định phải được nấu chín, không nên ngâm nước xong là ăn liền.
Những người mỡ máu bất thường hay ăn mộc nhĩ sẽ mang lại tác dụng điều trị, tuy nhiên chỉ có thể coi nó là cách để bổ trợ bên cạnh việc dùng thuốc. Mỗi tuần nên ăn 2 - 3 lần.
Mộc nhĩ có tác dụng chống đông máu cho nên những người mắc bệnh xuất huyết không nên ăn. Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều.
Theo Khỏe & Đẹp