Không thể không nói rằng lẩu là món ngon được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa thu, đông. Thế nhưng khi ăn lẩu, mọi người thường xuyên dùng combo ăn nóng uống lạnh, cụ thể khi ăn lẩu nóng đa số mọi người sẽ uống kèm các loại nước lạnh, nước bỏ thêm đá. Theo nhiều người đó là cách ăn vô cùng sảng khoái, thế nhưng thực chất, ăn lẩu kiểu đó chỉ rước thêm bệnh vào người.
Theo chuyên gia sức khỏe, ăn lẩu sai cách theo kiểu ăn nóng uống lạnh, cơ thể có thể mắc các bệnh sau đây:
Tiêu chảy, ảnh hưởng đường tiêu hóa
Một mặt, trong quá trình ăn lẩu, bạn dễ ăn phải một số thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín, bản thân quá trình này cũng dễ gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy.
Mặt khác, bản thân loại gia vị trong nước lẩu cũng có thể kích thích đường tiêu hóa và gây tiêu chảy ở một số người cơ địa đặc biệt (người có hệ tiêu hóa yếu, v.v..). Thêm nữa, ăn đồ nóng bỏn và uống nước lạnh xen kẽ chắc chắn sẽ gây ra các vấn đề như khó tiêu, nặng hơn là tiêu chảy.
Tăng nguy cơ thủng dạ dày
Ăn lẩu quá cay, quá nóng xong lại uống nước lạnh thì quá trình ăn uống sẽ kích thích trực tiếp và mạnh đến niêm mạc dạ dày, rượu, ớt và các chất khác sẽ làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày trước sự xâm nhập của axit dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt có thể gây thủng dạ dày.
Thủng dạ dày thực chất là viêm loét dạ dày tá tràng do chế độ ăn uống không hợp lý. Khi các chất gây kích thích nhiều lần làm tổn thương niêm mạc dạ dày sẽ dễ hình thành thủng dạ dày.
Tăng, hạ huyết áp và kích thích mạch máu
Khi ăn lẩu và các loại thức ăn nóng, kèm theo đồ uống lạnh, một mặt sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa, mặt khác cũng sẽ gây ra hiện tượng huyết áp dao động lớn, tạo nên triệu chứng chóng mặt, hồi hợp. Nếu quá trình lưu thông máu của cơ thể không tốt và kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy, thậm chí là nhồi máu cơ tim và các vấn đề khác.
Cụ thể, sự thay đổi của huyết áp có liên quan mật thiết đến sự chênh lệch nhiệt độ của thức ăn, uống đồ uống lạnh sẽ làm co mạch máu trong đường tiêu hóa và tăng tiết adrenaline dẫn đến tăng huyết áp. Trong khi lẩu sôi sùng sục và các thức ăn nóng khác cũng có thể gây giãn mạch, dẫn đến hạ huyết áp
Viêm thực quản
Nhiệt độ thức ăn khi vừa đưa ra khỏi nồi lẩu sôi là rất cao, thường xuyên ăn thức ăn như vậy dễ gây bỏng niêm mạc miệng và niêm mạc thực quản, thậm chí gây ra các bệnh như viêm thực quản.
Vì vậy, hãy ăn lẩu đúng cách. Cụ thể, trong quá trình ăn lẩu, bạn hãy vớt các món ra để nguội bớt rồi mới ăn. Đồng thời cố gắng không ăn lẩu quá cay, không dùng nước lạnh, nước đá khi ăn lẩu. Tóm lại, họa từ miệng mà ra, đừng gây phiền phức cho cơ thể, bạn sẽ khỏe mạnh hơn.
Kiều Dụ