Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên chúng ta ăn cá nhiều hơn thịt. Bởi cá rất lành mạnh, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ, giảm viêm trong cơ thể, trầm cảm, bệnh Alzheimer và nhiều bệnh mãn tính khác.
Tuy nhiên, không phải loại cá nào cũng đều tốt. Có 8 loại cá dưới đây tốt nhất không nên ăn.
Cá nặng cân bất thường: Nguy cơ chứa hormone tăng trưởng và kim loại nặng
Bình thường cá mọi người hay ăn chủ yếu bao gồm cá trắm, cá chép,... Chúng cơ bản là cá nước ngọt, vì vậy cân nặng thường khoảng 2kg. Tuy nhiên nếu bạn mua những loại cá này và thấy cân nặng đột biến, đó có thể là một vấn đề.
Đầu tiên những con cá này thường có tuổi thọ dài, sống quá lâu trong môi trường nước nên dễ bị nhiễm độc tố và chất ô nhiễm tích tụ trong cơ thể. Ngoài ra, những loại cá này có thể chứa hormone tăng trưởng và kim loại nặng. Khi ăn vào cơ thể sẽ khiến bụng khó chịu, nhất là đối với trẻ nhỏ và người già, dạ dày và đường ruột yếu.
Cá có mùi lạ: Có thể chứa formaldehyde gây UT
Khi cá có mùi lạ tức là nó đã không còn ăn được nữa. Thế nhưng một số cơ sở kinh doanh không uy tín có thể sử dụng formaldehyde (một chất có khả năng gây UT cao) hoặc các loại thuốc trừ sâu khác để ngâm cá để loại bỏ mùi ôi thiu của cá để bán được chúng càng sớm càng tốt.
Vì vậy, nếu bạn ngửi thấy mùi tanh của cá có sự khác thường (có cảm giác cay cay ở mắt và nghẹt mũi) thì tốt nhất không nên mua.
Cá chiên, nướng quá lâu hoặc nhiều lần: Nguy cơ chứa benzopyrene gây UT thực quản
Khi chiên hay nướng cá nhiều lần hoặc quá lâu, sẽ khiến chất béo trong thịt cá bị oxy hóa một lượng lớn tạo ra các chất có hại như benzopyrene. Chất này có thể làm tăng nguy cơ suy tim hoặc UT thực quản.
Ngoài ra khói xuất hiện trong quá trình nướng sẽ tạo ra một số độc tố, có khả năng gây UT nếu ăn thường xuyên.
Cá muối: Khả năng gây UT cao bậc nhất được WHO cảnh báo
Cá muối được nhiều người ưa thích bởi cảm giác dai dai thú vị khi ăn. Thế nhưng, nó được xếp vào nhóm có khả năng gây UT hàng đầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc nướng thực phẩm đã được chứng minh rằng có thể sản xuất ra chất acrylamide. Đây là độc tố được WHO xếp loại vào nhóm 2A, nhóm "có thể gây UT trên người"
Ngoài ra, hàm lượng nitrite trong cá muối có thể phản ứng với protein amin để tạo thành nitrosamine. Đây là một chất gây UT cực mạnh và là 1 trong 4 hóa chất gây ô nhiễm chính trong thực phẩm, có thể làm tăng nguy cơ hình thành các khối u ở hệ tiêu hóa và vòm họng.
Cá ăn thịt lớn dưới biển sâu: Có thể nhiễm thủy ngân quá cao
Một số loài cá biển sâu lớn như cá hồi, cá ngừ… thường có sức sống rất mạnh, vì vậy chúng có thể tích lũy một lượng lớn kim loại nặng trong cơ thể, đặc biệt là hàm lượng thủy ngân có thể vượt quá tiêu chuẩn.
Nếu con người ăn phải cá bị nhiễm thủy ngân quá cao sẽ gây ngộ độc kim loại nặng, thậm chí có thể khiến người ăn 'mất đi sự sống'.
Cá sống, cá ươn: Dễ bị nhiễm ký sinh trùng và độc tố
Cá sống dưới nước, ăn tạp nên rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng và các loại độc tố và vi sinh vật sống trong môi trường nước. Thịt cá nếu không trải qua quá trình chế biến dưới nhiệt độ cao thì các độc tố sẽ còn lại nhiều.
Vì thế nếu ăn cá sống, bạn không chỉ dễ nhiễm ký sinh trùng, mà độc tố tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về đường tiêu hóa, dị ứng, tim mạch, suy gan, thận.
Theo Thạch Thảo/Khoevadep