Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra tình trạng đau dầu, chóng mặt và nhiều bệnh lý khác. Phụ nữ dễ gặp tình trạng thiếu máu cao hơn do một số đặc trưng về giới tính như kinh nguyệt, mang thai, sinh nở...
Để cải thiện tình trạng thiếu máu, ngoài việc thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mọi người cần điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung chất sắt, vitamin C để tổng hợp huyết sắc tố hiệu quả hơn.
1. Nghệ
Không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng như protein, mangan, kali... củ nghệ còn cực nhiều sắt. Cứ 100g nghệ tươi có chứa đến 55mg sắt rất thích hợp cho những người bị thiếu máu.
Ngoài ra, nghệ còn rất tốt cho dạ dày. Bạn có thể sử dụng nghệ làm sữa, tạo màu và hương vị cho món ăn hoặc kho cùng thịt, cá.
2. Đậu lăng
Bạn biết không, một chén đậu lăng còn nhiều sắt hơn cả một miếng thịt bò nặng 224 gram. Đậu lăng không chỉ cung cấp sắt cho cơ thể mà còn cung cấp cả chất xơ, kali, protein.
Ngoài ra, thành phần tinh bột và chất xơ lành mạnh trong đậu lăng còn giúp bạn kiểm soát cân nặng được tốt hơn. Thực phẩm này còn giúp duy trì sức khỏe đường ruột, ổn định lợi khuẩn, củng cố hệ miễn dịch.
3. Rau bó xôi
Rau bó xôi là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng rất ít calo. Trung bình 3 chén rau bina chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn cả lượng sắt có trong miếng thịt bò 226g.
Bên cạnh đó, rau bó xôi cũng rất giàu vitamin C. Vitamin C giúp tăng cường sự hấp thụ của sắt, phòng ngừa lão hóa, cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch.
Chất chống oxy hóa có trong rau bó xôi còn giúp làm giảm nguy cơ ung thư, giảm viêm, ngăn ngừa các vấn đề về mắt.
4. Hạt bí ngô
Hạt bí ngô có hàm lượng sắt rất lớn. Khoảng 100gram hạt bí ngô có thể cung cấp 8,8mg sắt (tương đương với 49% nhu cầu về sắt của một người trong một ngày).
Ngoài ra, hạt bí còn chứa nhiều vitamin K, kẽm, mangan. Vì vậy, việc thường xuyên tiêu thụ hạt bí ngô sẽ tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện giấc ngủ, chống viêm...
5. Đỗ
Các loại đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh đều chứa hàm lượng sắt dồi dào. Chúng cũng rất giàu molypden - một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym.
Tuy nhiên, các loại đỗ này cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic nên ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến.
Theo Ying Ying/Vietnamnet