Có một thực tế khá phổ biến hiện nay, các bậc phụ huynh mà đặc biệt là các bà mẹ thay vì dạy con thì họ lại biến mình thành quản gia, người giúp việc làm thay con mọi thứ. Họ ngỡ rằng mình đang thương con, nhưng thực chất là đang làm hại con, đang tước đoạt quyền được lớn lên, trưởng thành của con. Chính vì vậy, đôi khi họ vấp phải những sai lầm khi nuôi dạy trẻ, khiến con lớn lên dựa dẫm vào bố mẹ, không thể làm chủ cuộc đời mình.
1. Chuyện gì cũng làm giúp con
Con đang tự lần mò đóng cúc áo, bạn chạy đến vừa nói "để bố/mẹ đóng cho, con chậm quá!" vừa nhanh nhanh đóng cúc cho con. Khi con đang chơi ghép hình, bạn giành lấy miếng ghép và nói: "Con ghép thế này không đúng. Miếng này phải để ở đây!"
Rất nhiều bố mẹ thích chỉ đạo con cái hoặc con làm gì cũng giúp con hoàn thành trước tiên. Bạn nghĩ rằng mình đang giúp con, yêu thương bảo vệ con. Thật ra đó là làm phiền con trẻ hình thành khả năng tự mình tìm tòi, khám phá, tự mình hoàn thành công việc. Sự tập trung dần dần được nâng cao chính trong những lần tự mình khám phá, hoàn thành công việc đó.
Cho nên, khi con trẻ đang chơi đùa hay tự làm một việc gì đó, bố mẹ chỉ cần lặng lẽ bên cạnh con, đợi đến khi con thật sự cần lời chỉ bảo rồi bạn mới giúp đỡ con cũng không muộn.
|
Cái gì cũng được cha mẹ làm giúp khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ hơn và có xu hướng coi mình là "cái rốn của vũ trụ" khi trưởng thành. Ảnh minh họa
|
2. Luôn nói "Có" với con
Nghiên cứu về liên kết gene với hành vi ích kỷ ở trẻ em, đăng trên tạp chí Science Daily năm 2013 chỉ ra những đứa trẻ được cha mẹ nuông chiều khi lớn sẽ chỉ quan tâm đến bản thân. Trẻ ít thể hiện sự đồng cảm, có cách cư xử không đúng mực với những người khác và thiếu đạo đức làm việc.
Để con có lòng trắc ẩn đòi hỏi bạn phải đôi khi biết cách từ chối. Không dọn dẹp hộ con, không đồng ý mua những thứ con thích, và con không được nói chuyện theo cách đó.
Đưa ra hậu quả cho những hành động không lành mạnh của con sẽ hỗ trợ khả năng nhìn nhận tình huống từ nhiều góc độ khác nhau.
3. Cho trẻ mọi thứ mà chúng không cần biết ơn
Làm việc vì những thứ chúng sẽ nhận được hoặc là một phần của gia đình sẽ dạy trẻ cách giúp đỡ người khác, điều này giúp chúng hiểu tầm quan trọng của cộng đồng và tinh thần đồng đội.
Trẻ em học cách biết ơn khi chúng không nhận được mọi thứ mà chúng yêu cầu. Cho phép trẻ muốn có thêm một thứ gì đó và hãy dạy con nói "Cảm ơn", ngay cả khi đó là món bánh trái cây nhạt nhẽo.
"Trong nhà, chúng tôi có một tấm bảng trắng ở cửa trước và bọn trẻ phải viết câu trả lời cho một câu hỏi hàng ngày trước khi chúng ra ngoài. Câu hỏi đó thường xoay quanh lòng biết ơn và lời cảm ơn..." - Tiến sĩ, chuyên gia giáo dục Traci Baxley chia sẻ.
|
Trẻ em phải học cách biết ơn khi chúng không nhận được mọi thứ mà chúng yêu cầu. Ảnh minh họa
|
4. Luôn cố gắng chăm sóc con hết mức
Rất nhiều bà mẹ cho rằng 6 năm đầu đời con chỉ cần sức khỏe mà ra sức chăm ăn chăm ngủ. Hắt hơi sổ mũi một chút là nghỉ thậm chí đón đầu nghỉ cả tuần cho yên tâm khiến con đi học buổi đực buổi cái chưa kịp hiểu, chưa kịp kết nối bạn bè lại nghỉ; Ngủ càng nhiều càng khỏe và phát triển trí tuệ với công thức ngoài ngủ tối sớm thì nếu ở nhà sẽ ngủ trưa đến vài tiếng; Ăn thì nhồi nhét nên phải xúc, phải nịnh nọt để ăn đủ như mẹ yêu cầu.
Nó khiến con lẽ ra có thể học và trải nghiệm cách thích nghi khi đi học thì cứ vừa thích nghi một chút lại phải học thích nghi lại từ con số 0 và kéo dài lê thê chuỗi ngày học - ốm - nghỉ - học - ốm nghỉ mãi chẳng thể học tốt hơn, không biết chơi với bạn, không phát triển khả năng ngôn ngữ, tương tác tập thể....
Vì ngủ nhiều quá, chẳng phải tham gia hoạt động làm việc gì ( vì ăn, mặc... mẹ làm cho hết) mà ít tương tác để vận động não bộ nên tư duy cứ thụ động, chậm chạp dần đi...
|
Yêu thương vô điều kiện nghĩa là quan tâm đến cảm xúc và yêu cầu của con vô điều kiện, không phải thỏa mãn tất cả yêu cầu của con. Ảnh minh họa
|
5. Dung túng mọi hành vi vô lý của con
Bậc phụ huynh tôn sùng tự do chắc chắn sẽ để con cái mình tự do thoải mái. Đây là chuyện rất bình thường. Nghe tự do thoải mái có vẻ rất tốt cho con trẻ, nhưnglàm bất cứ việc gì, con cũng sẽ hành xử một cách "bung xõa" như vậy.
Không có quy tắc thì không làm được gì. Chúng ta cần đặt cho con một vài quy định để con có khả năng phân biệt phải trái, đúng sai. Nhưng vẫn phải cho con sự tự do cần có, nếu không con sẽ trở nên cứng nhắc, không linh hoạt. Đây hẳn là điều bất hạnh đối với mọi gia đình.
Chúng ta nên cân bằng giữa tự do và nguyên tắc, lập ra phương pháp giáo dục con trẻ tốt hơn, ít nhất không bóp chết tư tưởng của con trẻ trong khi chúng tuân thủ nguyên tắc.
Theo Gia Đình & Xã Hội