Vải đầu mùa thường bắt đầu từ tháng 6 dương lịch hàng năm. Theo kinh nghiệm của những người trồng vải, thời điểm ăn ngon nhất là lúc vải chín tới, vừa hái trên cây xuống, đang còn tươi, không nên chọn vải chín quá. Vì vậy, đây là thời điểm tốt nhất cho những ai muốn thưởng thức.
Về mặt dinh dưỡng, trong 100g cùi vải có chứa khoảng 15 gam đường, 36 mg vitamin C (tương đương lượng vitamin C trong quả cam), ngoài ra còn chứa một số vitamin khác như B1, B2, B6, niacin, folate và chất khoáng quan trọng như magie (10 mg), kali (171 mg), đồng (148 mg), selen (0,6 mg).
Ảnh minh họa
Theo sách thuốc cổ có ghi, việc thường xuyên ăn vải sẽ bổ não, ích trí, khai vị, lợi tỳ, rất tốt cho người mới ốm dậy, suy nhược, gầy yếu; dưỡng da làm đẹp nhan sắc, chữa được nhiều bệnh…
Theo một quan điểm khác cho rằng ăn nhiều vải sẽ dễ bị ngộ độc, biểu hiện như: đau rát lưỡi họng, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời...
Tuy nhiên, theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, thực tế những triệu chứng này gây ra không phải do bản thân quả vải mà là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường thấy ở núm những quả vải chín quá, dập nát, ủng thối. Hàm lượng đường, pH, axit trong quả vải là môi trường cần thiết cho nấm phát triển. Vì vậy muốn tránh hiện tường này cần tuyệt đối không ăn những quả có dấu hiệu hư, hỏng.
Kinh nghiệm ăn vải không lo bị nóng và tăng cân
Nên ngâm vải trong nước muối
Không phải là bạn ngâm cả quả vải trong nước muối loãng để loại đi bụi bẩn. Ở đây, bạn bóc bỏ vỏ quả vải nhưng phải giữ được màng trắng bọc bên ngoài cơm vải, đem ngâm với nước muối loãng khoảng 1h đồng hồ.
Việc ngâm qua nước muối loãng sẽ làm giảm đi tính nhiệt của quả vải thiều. Nếu bạn muốn bảo quản vải tươi lâu thì có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, sau đó vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín và để trong ngăn mát tủ lạnh.
Nên ăn vải khi vẫn còn sương sớm
Khi ăn vải lúc thu hoạch vào sáng sớm, lớp sương dính trên vải vô cùng tốt, lúc đó, ta ăn sẽ không bị khí nóng trong người. Ngoài ra, sáng sớm là lúc quả vải được tươi mới nhất khi chúng được hấp thụ đầy đủ ánh nắng của một ngày dài, hấp thụ đầy đủ sương đêm của những ánh sao sáng. Khi đó, lượng hỏa trong vải đã giảm đi rất nhiều. Không những quả vải thơm ngon hơn, mà còn ở trong trạng thái tốt nhất cho người dùng. Người dùng có thể ăn thoải mái mà không lo lắng các vấn đề về sức khỏe.
Nên ăn cả lớp màng trắng
Ta thường vứt lớp màng trắng trong vải mà không hề biết chúng là thức quả quý bảo vệ bản thân ta khi ăn vải không bị sinh khí nóng. Tuy lớp màng trắng ấy sẽ hơi chát, nhưng kết hợp giữa lớp màng và vị ngọt thanh của quả vải, ta sẽ cảm thấy vải thêm thơm ngon ngọt lành. Vì vậy, ta nên thưởng thức thêm cả phần màng trắng của vải, sẽ tránh được tính hỏa bùng phát trong cơ thể rất nhiều.
Chỉ nên ăn khoảng 5-10 quả
Theo khuyến cáo, mỗi lần chỉ nên ăn từ 5-10 quả vải, không nên ăn nhiều hơn vì vải chứa nhiều đường, rất dễ bị nóng và tăng cân.
Ngoài ra, sau khi ăn vải, bạn có thể uống thêm nước đậu đen hoặc đậu xanh hoặc bí đao để cân bằng. Bạn cũng chỉ nên ăn những quả lành lặn, loại bỏ quả sâu đầu, dập nát để phòng nguy hiểm.
Ảnh minh họa
4 nhóm người không nên ăn vải
Người đang giảm cân
Theo Boldsky.com, vải là loại quả có hàm lượng đường cao, trong quả vải chứa 66% đường glucose, 70% đường tổng hợp và 5% đường saccharose.
Do đó, đối với những người đang có kế hoạch giảm cân hoặc người béo phì cần hạn chế ăn vải để kiểm soát lượng đường tiêu thụ vào cơ thể.
Người bị tiểu đường
Những người bị tiểu đường nên hạn chế ăn vải, vì lượng đường trong vải khi vào cơ thể sẽ gây cảm giác no, dẫn tới không thể ăn được các loại thức ăn khác gây hạ đường huyết.
Lúc này gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, dẫn tới lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ.
Không cơ địa nhiệt
Vải là một trong những loại quả nằm trong danh sách có tính nóng. Do đó, khi ăn quá nhiều vải sẽ gây ra cảm giác nóng nực, khó chịu, nhiệt miệng.
Bên cạnh đó, lượng đường cao trong quả vải khi được tiêu thụ vào trong cơ thể sẽ khiến bạn bị rôm sảy, mụn nhọt. Thậm chí nặng hơn là tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, chân tay bủn rủn…
Phụ nữ có thai
Phụ nữ có thai nên ăn vải với số lượng ít, vì đây là nhóm rất dễ mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt những người đã có tiền sử bị tiểu đường hoặc thừa cân.
Ngoài ra, phụ nữ có thai khi ăn vải, tính nóng của vải sẽ gây nóng gan, đau rát lưỡi họng, thậm chí là gây buồn nôn. Phụ nữ mới sinh đang cho con bú ăn vải có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu muốn ăn chỉ nên ăn 100-200g.
Theo M.H/Gia đình & Xã hội