Ngáy khi ngủ
Ngủ ngáy có thể do hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nhiều người chủ quan cho rằng ngủ ngáy chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, ngủ ngáy có thể gây ra những mối nguy tiềm ẩn bên trong.
Theo Giám đốc khoa phẫu thuật đầu cổ và tai mũi họng tại Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu, Trung Quốc, những người ngủ ngáy thường có đường thở hẹp. Vào ban ngày có thể không thấy sự bất thường nhưng sự hưng phấn thần kinh giảm vào ban đêm, các cơ của người bệnh giãn ra, họ sẽ rơi vào trạng thái ngừng thở trong thời gian ngắn.
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan, mạch máu và não.
Theo dữ liệu lâm sàng, ngủ ngáy có liên quan đến 15% -30% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, và nguy cơ tăng huyết áp tăng lên 49,3%.
Người già uống thuốc ngủ
Mất ngủ ở người cao tuổi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều người chọn uống thuốc ngủ như một giải pháp giúp có được giấc ngủ ngon. Thế nhưng thuốc ngủ cũng có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm nhất định.
Theo các nghiên cứu cho thấy tác dụng gây phụ thuộc rất mạnh. Người cao tuổi nếu sử dụng thuốc ngủ quá lâu sẽ bị tăng các triệu chứng mất ngủ sau khi cai thuốc, buồn nôn, nôn, ù tai và các triệu chứng khác.
Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc ngủ cũng có thể gây suy nhược, sa sút trí tuệ. Trong trường hợp nghiêm trọng, suy nhược hệ thần kinh trung ương do dùng quá liều thuốc ngủ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Kê cao chân khi ngủ
Kê cao chân khi ngủ có thể giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề như bạc tóc do thiếu máu não. Những người bị sưng chân, phù nề, huyết áp thấp, giãn tĩnh mạch chân… cũng có thể kê cao chân khi ngủ.
Tuy nhiên, với những người huyết áp cao, không nên kê cao chân hơn đầu. Với người cao huyết áp, nguyên tắc nằm ngủ là không được để đầu thấp hơn thân, nếu không sẽ dẫn đến tăng huyết áp, nguy hiểm hơn là tai biến, đột quỵ.
Đặt tay lên ngực khi ngủ
Nhiều người từng gặp ác mộng khi ngủ và bừng tỉnh dậy, nguyên nhân có thể do không chú ý đè tay, mền hoặc các vật nặng khác lên ngực khi ngủ, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh trong lồng ngực, cản trở hoạt động của tim và phổi.
10 cách để có được giấc ngủ ngon và chất lượng
- Chọn tư thế ngủ đúng.
- Không dùng nệm cũ.
- Thử làm “công thức ngủ ngon” với một ít đường mía và muối biển đặt dưới lưỡi.
- Tập viết nhật ký hàng ngày.
- Giới hạn giấc ngủ trưa.
- Để đồng hồ ngoài tầm mắt.
- Tập thở.
- Ăn thực phẩm tốt cho giấc ngủ.
- Hình dung ra những việc sẽ khiến mình hạnh phúc.
- Đừng cố ép bản thân ngủ.
Theo Trần Thu Thủy/Phunutoday