Nhiều người cho rằng, chỉ cần nhúng thực phẩm trong nồi lẩu khoảng vài giây là có thể ăn được ngay. Tuy nhiên, thời gian ngắn như vậy không đủ để làm chín thực phẩm. Ăn thực phẩm chưa chín kỹ sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút; hải sản là 15 phút; nội tạng là khoảng 5 phút, còn rau mất khoảng 2 phút tùy loại.
Mùi vị chua, cay thường là thứ khiến nước lẩu trở nên hấp dãn hơn. Tuy nhiên, một nồi lẩu quá chua hoặc quá cay đều làm ảnh hưởng xấu đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
Vị chua, cay có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày. Trường hợp nhẹ, nó có thể khiến bạn cảm thấy nóng bụng, xót bụng, đau dạ dày. Nặng hơn có thể gây xung huyết, viêm loét dạ dày.
Ăn lẩu quá nóng
Vào mùa đông, ăn lẩu nóng là sở thích của nhiều người. Nồi lẩu phải sôi sùng sục và thức ăn vừa được gắp ra từ nồi phải ăn ngay mới ngon. Tuy nhiên, ăn thực phẩm quá nóng sẽ khiến vòm họng của bạn dễ bị bỏng. Nó có thể gây phổng rộp, đau rát ở cổ họng. Không những thế, đồ ăn nóng còn gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày, gây ra tổn thương và dẫn tới các bệnh ở đường tiêu hóa.
Ăn lẩu quá 2 tiếng
Thông thường, chúng ta vừa ăn lẩu vừa ngồi lai rai trò chuyện. Việc này khiến bữa ăn kéo dài đến vài giờ đồng hồ.
Tuy nhiên, việc ăn lâu khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao đồng thời tăng áp lực làm việc lên dạ dày, đường ruột, trong khi dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi và dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, chúng ta không nên ngồi ăn quá 2 tiếng đồng hồ.
Ngoài ra, sau khi ăn 30 phút, bạn nên thay nước lẩu vì lúc đó thực phẩm trong nồi đun đã lâu rất dễ bị biến chất, sinh ra chất nitrit có hại cho sức khỏe.