Nói đến mùa Thu là nhiều người sẽ nhớ ngay đến những quả hồng với hương vị giòn, ngọt. Không chỉ ngon mà hồng còn là một loại quả rất tốt cho sức khỏe.
Theo Đông y, quả hồng có vị ngọt, chát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế tiêu đờm, giúp giảm táo bón, đau họng, huyết áp cao.
Bên cạnh đó, quả hồng còn chứa đường thực vật rất bổ ích đối với người bị bệnh tim mạch. Mặc dù đây là loại quả có nhiều công dụng, tuy nhiên người ăn cũng đặc biệt lưu ý những điều kiêng kỵ để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Không nên ăn quả hồng lúc đói
Tuyệt đối không nên ăn quả hồng vào lúc đói bởi thành phần chủ yếu trong quả hồng là tanin và pectin.
Hai chất này khi vào cơ thể sẽ kết tụ lại thành những khối có kích thước khác nhau dưới tác dụng aixt của dạ dày. Những khối kết tụ này sẽ lưu lại trong dạ dày mà không thể xuống được ruột non, lâu dần sẽ hình thành những khối sỏi cứng làm tắc nghẽn đường ruột, nôn mửa,…
Không ăn vỏ hồng
Khi ăn hồng, bạn phải gọt vỏ bởi ăn cả vỏ dễ hình thành sỏi trong dạ dày. Nguyên nhân là bởi phần lớn chất tanin trong quả hồng đều tập trung ở phần vỏ.
Chất này không tan trong nước và không tự tiêu hóa được, để lâu ngày sẽ hình thành sỏi và gây ra các bệnh liên quan đến đại tràng.
Không ăn hồng khi uống rượu
Bạn tuyệt đối không nên ăn hồng khi uống rượu, lý do bởi quả hồng có tính hàn còn rượu vị cay hơi đắng tính nóng. Chính vì thế, việc dạ dày hấp thụ cùng một lúc thực phẩm quá nóng và quá lạnh sẽ kích thích bài tiết đường ruột, gây đau bụng, tiêu chảy…
Không chỉ vậy, chất tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, kết hợp với cellulose trong rượu sẽ tạo thành cục máu đông gây tắc nghẽn đường ruột.
Không ăn hồng cùng lúc với khoai lang
Bạn cũng tuyệt đối không ăn khoai lang cùng một lúc với quả hồng bởi tinh bột có trong khoai lang khi ăn cùng hồng sẽ tạo nên một chất kế tủa, làm sản sinh ra một lượng axit lớn trong dạ dày, gây ra các triệu chứng khó tiêu.
Theo MSM/VietNamnet