Tác dụng của cà chua
Cà chua được mệnh danh là một nhà máy dinh dưỡng vì nó cung cấp rất nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. ngay lập tức hãy cho cà chua vào thực đơn ăn uống của mình bạn nhé!
Cà chua rất giàu vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho, là những vi chấtcần thiết để duy trì một sức khỏe tốt. Điều tuyệt vời hơn ở cà chua là chúng chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Bạn có thể ăn cà chua sống kẹp với bánh mì, làm salad, nước sốt, sinh tố, thậm chí nấu súp.
Tuy nhiên có một số người mắc các bệnh dưới đây nên cẩn thận khi ăn cà chua:
|
Ảnh minh họa. |
Những người không nên ăn cà chua
Người bị gout
Những người bệnh gút có quá trình chuyển hóa purin bị rối loạn làm tăng acid uric trong máu. Cà chua là một thực phẩm tương đối nhiều purin do đó không có lợi cho người bệnh gút.
Cà chua cũng giàu vitamin C nên khi người bị gút ăn vào thì vitamin C sẽ kết hợp với axit uric gây kết tủa.
Người bị sỏi thận
Lương y Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà nội cho hay những người bị sỏi mật chỉ nên ăn lượng nhỏ cà chua.
Lương y Minh đưa ra lời khuyên: Nên ăn cà chua với lượng vừa phải, không sẽ sinh ra chứng đầy bụng, đi ngoài và nhiều bệnh khác.
Với những người bị bệnh gout và sỏi thận, sỏi mật thì vẫn có thể dùng cà chua được nhưng không nên dùng nhiều, với lượng lớn bởi trong cà chua chứa nhiều vitamin C trong khi cơ thể những người này đang “thừa chất”.
Vitamin C ở cà chua khi vào cơ thể sẽ kết hợp với các chất uric, calcinxi làm thành kết tủa, gây ra sỏi thận, sỏi mật, co thắt túi mật nên và làm bệnh trầm trọng thêm. với người bị gout.
Lưu ý: Với những người có sỏi thận, sỏi mật thì tuyệt đối không dùng thuốc cung cấp vitamin C cho cơ thể.
Người bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng lọc giảm nên có thể làm tăng kali huyết. Cà chua tương đối giàu kali làm tăng gánh nặng cho thận, tăng nguy cơ suy thận.
Bởi vậy những người đã được chẩn đoán bệnh thận, những người đang phải chạy thận nên hạn chế ăn thực phẩm này.
Người hay lạnh bụng
Bên cạnh đó, cà chua có tính mát nên những người kém ăn, hay bị lạnh bụng, đầy bụng thì không nên ăn nhiều. Để tránh những tác hại trên, dùng toàn bộ quả cà chua hoặc thức ăn chế biến nhưng không thêm muối hoặc giảm lượng natri.
Lương y Minh nhấn mạnh: Cà chua là thực phẩm có nhiều công dụng nhưng nên ăn với lượng vừa phải, không sẽ sinh ra chứng đầy bụng, đi ngoài và nhiều bệnh khác.
Những người cần lưu ý khi ăn cà chua
Loại bỏ hạt, cuống khi ăn
Hạt cà chua cũng như hạt ổi, khi ăn vào khó tiêu hóa, hạn chế quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, dễ gây viêm ruột thừa, táo bón, tắc ruột, nhất là với trẻ em
Tuy nhiên, thì hạt cà chua cũng có nhiều tác dụng tốt như giúp xương chắc khỏe, tăng cường thị lực... vậy nên trong quá trình chế biến nếu không lọc bỏ hết được hạt thì cũng không đáng phải lo lắng, nhưng cuống và lá cà chua thì tuyệt đối nên cắt bỏ để phòng ngộ độc.
Không ăn cà chua xanh
Ăn cà chua xanh là một việc làm vô cùng tai hại và bạn cần dừng ngay lập tức. Bởi điều này rất dễ khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm. Do trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, khiến khoang miệng có cảm giác đắng chát kèm theo đó là triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, và nôn khi ăn phải. Đặc biệt nếu bạn ăn sống cà chua xanh thì khả năng ngộ độc càng cao hơn.
Không đun quá lâu
Khi bạn sử dụng cà chua đã được nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Không bảo quản trong tủ lạnh
Thông thường rau và trái cây thường được cho vào tủ lạnh để giữ tươi lâu, nhưng cà chua lại là một trường hợp khác. Khi ta cho cà chua vào trong tủ lạnh, cái lạnh sẽ ngăn cản cà chua chín tiếp, đồng nghĩa với việc hương vị tươi ngon của cà chua sẽ ngừng phát triển. Lạnh sẽ khiến cà chua bị khô, vỏ cà chua trở nên nhăn nheo, nước bị mất và cà chua dễ vỡ khi bạn cắt thái. Khi đó, mùi vị ngọt, thơm của cà chua cũng bị hao hụt.
Theo Hải Hà/Khỏe & Đẹp