Thủ phạm gây ung thư là khói hàn và các chất bức xạ, amiăng có trong nó. Theo các nhà khoa học tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Mỹ, những độc tố này có khả năng gây ung thư phổi, ung thư thận và u ác tính ở mắt, cũng như các vấn đề sức khỏe khác.
2. Lính cứu hỏa
Tiếp xúc với ngọn lửa, hít khói khiến nhân viên cứu hỏa cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư đáng kể. Trên thực tế, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các nhân viên cứu hỏa. Vì khi nhựa, vật liệu xây dựng và các chất hàng ngày khác bị đốt cháy, chúng giải phóng độc tố; nhân viên cứu hỏa hít vào hoặc vô tình hấp thụ các độc tố này qua da trong quá trình dập tắt ngọn lửa.
Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe an toàn nghề nghiệp Mỹ, nhân viên cứu hỏa có nguy cơ phát triển ung thư cao hơn một chút so với người bình thường, cụ thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn và ung thư trung biểu mô.
3. Công nhân mỏ
Khai thác mỏ là một hoạt động nguy hiểm, với các loại công việc khai thác khác nhau làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau. Ví dụ, bụi than có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi và ung thư dạ dày, trong khi các thợ mỏ khác có nhiều khả năng tiếp xúc với amiăng uranium và radon gây ung thư.
Một vấn đề lớn khác là tiếp xúc với dầu diesel từ thiết bị khoan có thể làm bạn phơi nhiễm chất độc, mùi dầu hóa chất lên da, tăng nguy cơ phát triển ung thư da, phổi gấp năm lần so với những người bình thường.
4. Thợ sơn móng tay
Những người làm nghề này thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ dầu sơn, nước sơn móng tay. Họ còn hít mùi độc các hoá chất này thường xuyên. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư và một loạt các vấn đề hô hấp và sinh sản.
Viện Sức khỏe an toàn nghề nghiệp Mỹ khuyến nghị các thợ làm móng tay nên mặc áo sơ mi dài tay, đeo găng tay và thậm chí cả khẩu trang, và nên thường xuyên rửa tay.
Theo Huỳnh Dũng/Thegioitiepthi.vn