Phụ nữ luôn hướng tới những nét đẹp hoàn mĩ trên cơ thể mình. Thế nhưng, theo bác sĩ Trương Hoàn Thiêm, Phó Khoa xương khớp, BV trực thuộc đầu tiên của Đại học Tế Nam, TQ cảnh báo những bộ phận này càng đẹp càng nguy hiểm.
Cổ thiên nga
Cổ thiên nga dùng để chỉ những chiếc cổ cao, thon gọn. Những chiếc cổ thon dài luôn được phụ nữ yêu thích, nhiều người còn tập luyện để đạt tiêu chuẩn cổ thiên nga. Thế nhưng, bạn sẽ buộc phải thay đổi độ cong của cột sống cổ để cổ được thẳng. Vì vậy, việc tập luyện chăm chỉ chưa chắc đã có một cái cổ thiên nga đẹp. Thậm chí còn dễ gây biến dạng cột sống cổ.
Trong những trường hợp bình thường, cột sống của chúng ta không phát triển thẳng, mà phát triển theo một vòng cung nhất định để thích nghi tốt hơn với các chuyển động khác nhau của đầu và cổ.
Nếu kéo dài cột sống cổ quá mức sẽ làm tăng áp lực lên cột sống cổ, dẫn đến đĩa đệm cột sống cổ có vấn đề, các cơ dễ bị căng hoặc teo, nghiêm trọng hơn là chèn ép dây thần kinh hoặc động mạch cảnh. Bên cạnh đó, việc này sẽ ảnh hưởng đến cột sống vùng ngực và thắt lưng, theo thời gian, sức bền của thắt lưng cũng bị tổn thương.
Xương quai xanh
Những người có xương quai xanh được cho là thực sự ưa nhìn lại rất gợi cảm, xinh đẹp. Xương quai xanh dài khoảng 6 inch, dạng hình chữ S mảnh, dẹp nằm theo chiều ngang phía trước, trên ngực, đối xứng gần bả vai với một đầu tiếp giáp xương ức và đầu còn lại tiếp giáp xương bả vai tạo thành một khu vực lõm và lộ rõ bờ vai, có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nếu sinh ra bạn đã có xương quai xanh thẳng thì bạn là người may mắn.
Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn như vậy nên nhiều người bắt đầu tập luyện để có được xương quai xanh như mong muốn.
Bình thường, vai của chúng ta có một độ dốc đi xuống nhất định. Thế nhưng, với việc tập luyện như nhún vai quá mức, có thể làm trật khớp xương bả vai. Khi xương bả vai mất tính ổn định, vai rất dễ bị chấn thương khi cử động vai hoặc thực hiện một số hoạt động nâng.
Để vai ổn định và bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể bạn tốt nhất không nên làm biến dạng vùng xương vai.
Xương cánh bướm
Xương cánh bướm chỉ hai xương vảy ở dưới vai của chúng ta và phân bố đối xứng ở hai bên lưng, nhô ra ngoài như hai cánh bướm. Một số phụ nữ thích tập luyện để có tạo hình xương cánh bướm sau lưng. Thế nhưng, hành động này có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
Bình thường, xương bả vai của chúng ta được gắn vào thành ngực dưới sự hỗ trợ của các cơ và dây chằng, và không nhô ra ngoài để tạo ra một "xương cánh bướm". Khi bạn luyện tập để có xương cánh bướm, cơ chế sinh lý bình thường giữa xương cánh bướm với các cơ và dây chằng xung quanh nó bị phá vỡ.
Nếu không có sự cân bằng của dây chằng và sức cơ, xương cánh bướm sẽ lỏng ra và nhô ra ngoài, gây đau vai và thiếu sức cơ. Nhiều người thậm chí không thể hoàn thành một số hành động đơn giản trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như giơ tay và gãi đầu, buộc tóc,…
Cằm chẻ
Hiện nay có nhiều người thích có cằm chẻ. Tuy nhiên về mặt y học đây là một dị tật bẩm sinh trong đó xương hàm trái và phải hoặc các cơ không được kết hợp hoàn toàn, dẫn đến vết nứt ở hàm dưới trong quá trình phát triển phôi thai hoặc bào thai. Vì vậy, dù nam hay nữ cũng không nên phẫu thuẩn thẩm mỹ để có cằm chẻ.
Theo Trần Thu Thuỷ/Khoẻ và Đẹp