Bệnh nhân tiểu đường nếu không muốn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn thì phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Ngoài việc từ chối ăn nhiều đường và một số loại trái cây quá ngọt thì họ phải cẩn thận hơn với những món chứa yếu tố gây tăng đường huyết.
Vì sao có nhiều thực phẩm không ngọt nhưng vẫn làm tăng đường huyết?
1. Khả năng hấp thụ nhanh
Nhiều loại thực phẩm tuy không ngọt hoặc nhiều đường nhưng lại được cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ nên vẫn có thể dẫn đến tình trạng đường huyết tăng nhanh sau bữa ăn. Đường huyết lên xuống thất thường không chỉ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh mà còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng.
Ảnh minh họa.
2. Chứa đường nhưng lại không có vị ngọt
Nhiều thực phẩm tuy có chứa đường nhưng lại không có vị ngọt rõ ràng, đan xen vị chua hay đắng nên bị hiểu lầm rằng không chứa đường. Vì thế đừng nghĩ cứ món nào không ngọt đều không chứa đường, đôi khi chúng có chứa lượng carbohydrate "khổng lồ" mà bạn không biết, vô tình gây tăng đường huyết.
3 loại thực phẩm không ngọt nhưng sẽ làm tăng đường huyết
1. Các loại ngũ cốc trắng
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các loại thực phẩm chứa hạt trắng, chẳng hạn như bánh mì trắng, mì ống và gạo, đều là những nguồn cung cấp carbohydrate tinh chế, có nghĩa là chúng đã bị loại bỏ nhiều chất xơ trong quá trình chế biến.
Theo Tiến sĩ Sara Thomas (một nhà khoa học nghiên cứu và chuyên gia dinh dưỡng chuyên về bệnh tiểu đường): "Chất xơ trong thực phẩm thực sự đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nó làm chậm tiêu hóa vì thế có thể giúp tăng lượng đường trong máu. Chất xơ cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn giảm khả năng ăn quá nhiều".
Điều đó cho thấy các loại ngũ cốc trắng tiềm ẩn nguy cơ tăng đường huyết rất cao. Theo vị chuyên gia, mọi người nên chọn ngũ cốc nguyên hạt, chẳng hạn như bánh mì nguyên hạt, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt và gạo lứt.
Ngoài ra, nên tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu như rau dền, kiều mạch và lúa mạch tách vỏ...
Lưu ý:
Chúng ta vẫn cần phải tiêu thụ một lượng nhỏ ngũ cốc trắng trong chế độ ăn uống của mình, bạn có thể kết hợp chúng cùng thịt nạc và rau xanh để tạo nên một bữa ăn cân bằng giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
2. Các loại rau củ có tinh bột
Củ cải đường, ngô, bí đỏ, khoai tây trắng, khoai môn... đều là những loại rau củ giàu tinh bột. Những thực phẩm này chứa một lượng lớn carbs hơn so với các loại rau không chứa tinh bột như bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải và rau diếp. Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc năng suất hơn, điều đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Người mắc bệnh tiểu đường nên tiêu thụ rau củ nhiều tinh bột theo khuyến cáo của bác sĩ. Người khỏe mạnh khi ăn đồ nhiều tinh bột nên kết hới rau xanh, thịt nạc để cân bằng.
3. Trái cây khô
Các loại trái cây khô như kho khô, mận khô... chứa đường ở dạng cô đặc hơn và do đó, nó có nhiều carbohydrate. Khi ăn, chúng ta thường cảm nhận trái cây khô có nhiều vị chua nhưng bạn có biết rằng trái cây ở bất kỳ dạng nào khác với dạng tự nhiên như nước trái cây hoặc làm khô đều có lượng đường gấp đôi, có thể khiến đường huyết của bạn tăng cao chóng mặt.
Thực phẩm bạn ăn có thể có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu của bạn. Cho dù bạn bị tiểu đường hay chỉ đơn giản là muốn duy trì lượng đường trong máu ổn định, thì điều quan trọng nhất đó là điều chỉnh chế độ ăn. Những thực phẩm có khả năng tiết insulin, giúp ổn định đường huyết mà chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng đều đặn đó là nước râu ngô, củ hành tây, mộc nhĩ, rau bina, mướp đắng...
Theo Đậu Đậu/Báo Tổ quốc