Trà cam - chanh
Chuẩn bị nguyên liệu làm nước uống trà cam - chanh: 1 quả cam, 1 quả chanh vàng, 20g đường phèn, 1 gói trà túi lọc.
Cách pha một ly trà cam - chanh:
Bước 1: Chà sạch vỏ quả cam và chanh với muối hạt sau đó rửa sạch lại (rửa sạch cam chanh với muối giúp vỏ quả bớt vị đắng). Sau đó thái cam, chanh thành lát (chú ý loại bỏ hạt cam chanh).
Bước 2: Cho cam, chanh vào ấm đun, thêm đường phèn và 800ml nước lọc vào đun sôi.
Bước 3: Khi nước sôi thì cho gói trà túi lọc vào đun thêm khoảng 5 phút là được. Rót trà ra ly rồi thưởng thức.
Trà lê - mía
Trà lê - mía có vị ngọt ấm khi uống, uống trà lê - mía sẽ giúp làm ấm cơ thể và dạ dày. Mặc dù không thêm đường nhưng trà lại có vị ngọt thanh từ mía.
Đặc biệt, trà lê - mía sẽ giúp giảm ho và phòng cúm cực kỳ hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu làm trà lê - mía: 1 quả lê, 1 khúc mía, 4 quả táo đỏ, 2g kỷ tử.
Cách làm trà lê - mía:
Bước 1: Cắt khúc mía nhỏ ra, cho lê, mía, táo đỏ, kỷ tử và đổ lượng nước thích hợp vào đun sôi.
Bước 2: Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa đun thêm khoảng 10-15 phút là được. Rót trà ra ly rồi thưởng thức.
Trà lê - cam nóng
Một ly trà lê - cam nóng với màu vàng đẹp mắt, mùi thơm nồng của trái cây giúp kích thích vị giác. Khi uống trà có vị chua ngọt thanh rất dễ uống. Uống trà khi còn nóng không chỉ ngon miệng mà còn giúp điều hòa khí huyết, giảm đờm, giảm ho và dưỡng phổi.
Thường xuyên uống trà lê - cam nóng còn giúp thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, đẹp dáng.
Chuẩn bị nguyên liệu làm trà lê - cam nóng: 1 quả lê, 2 quả cam, 5 quả táo đỏ.
Cách làm trà lê - cam nóng:
Bước 1: Lê gọt bỏ vỏ, loại bỏ hạt rồi thái thành lát. Cam gọt bỏ vỏ rồi thái thành lát (nếu cam có hạt thì loại bỏ hạt).
Bước 2: Cho cam, lê và táo đỏ vào nồi, tiếp đó thêm táo đỏ và lượng nước thích hợp vào.
Bước 3: Đậy nắp nồi rồi đun sôi ở lửa lớn, khi nồi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút là được.
Bước 4: Đổ trà lê - cam nóng ra ly rồi thưởng thức.
Giang Thu