Tăng axit uric là một loại bệnh mãn tính mới, sự gia tăng axit uric có liên quan đến hàm lượng purin trong cơ thể. Việc nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin vào cơ thể sẽ khiến axit uric tăng cao, khiến axit uric không thể chuyển hóa kịp, tạo hiện tượng tích tụ các tinh thể, sinh ra bệnh gút (gout). Đáng nói, không chỉ một số sản phẩm từ thịt có chứa nhiều purin mà cả những loại gia vị chúng ta ăn hàng ngày cũng có.
3 loại gia vị nhà bếp được mệnh danh là "vua purin", ăn nhiều thì bệnh gút cực thích, tốt nhất bạn nên ít dùng để nấu nướng.
1. Dầu hào
Dầu hào là một loại nước sốt được chế biến bằng cách chế biến hàu. Được dùng phổ biến nhất hiện nay là một thứ gia vị màu nâu sẫm nhớt làm từ đường, muối và nước với bột ngô, có mùi vị tinh chất hoặc chiết xuất từ loài hàu. Trong một số loại hải sản, đặc biệt là hải sản như hàu có rất nhiều nhân purin, chất này vẫn sẽ tồn tại trong dầu hào sau khi chế biến.
Nhiều người có thói quen sử dụng dầu hào, bất kể món xào, trộn hay nấu canh đều sẽ cho. Ăn quá nhiều dầu hào thường xuyên và liên tục sẽ làm tăng lượng purin trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh gút.
2. Nước cốt gà
Nước cốt gà là một loại gia vị phổ biến nhất trong các căn bếp gia đình, được sử dụng trong nhiều bữa ăn. Nhưng nước cốt gà có thể khiến axit uric trong cơ thể tăng cao.
Thịt gà có chứa nhiều nucleotide, là chất tạo thành axit uric sau khi chuyển hóa và phân hủy, ăn quá nhiều dễ gây tăng axit uric và đương nhiên, bệnh gút vô cùng thích điều này.
3. Tương đậu nành
Đúng như tên gọi, thành phần chính của tương đậu nành chính là đậu nành, được chế biến và lên men để tạo thành tương. Các loại thực phẩm từ đậu rất giàu purin, nếu thường xuyên sử dụng tương đậu nành để nấu ăn sẽ làm tăng hàm lượng purin trong cơ thể, từ đó tăng hàm lượng axit uric, gây ra những tác động xấu, tạo điều kiện cho bệnh gút phát triển.
Nếu axit uric tăng thì cơ thể sẽ có những biểu hiện như sau, bạn có thể so sánh để biết axit uric có tăng không nhé.
1. Thường xuyên đi tiểu, tiểu gấp nhưng lượng nước tiểu ít;
2. Chân tay và các khớp sưng đau;
3. Nước tiểu có nhiều bọt và màu sẫm hơn;
4. Dễ mệt mỏi và thể chất yếu;
5. Phù chân tay;
6. Thường xuyên bị đắng miệng, khô miệng, khát nước;
7. Huyết áp và đường huyết không ổn định.
Đồng thời, để kiểm soát và ổn định axit uric cần thực hiện tốt 4 khía cạnh sau.
1. Tập thể dục vừa phải
Tập thể dục có lợi cho cơ thể con người, nhưng tập thể dục gắng sức không thích hợp với người có axit uric cao, vì người có axit uric cao có thể sẽ có một số tổn thương cho xương khớp, vận động gắng sức quá sức sẽ gây hại cho cơ thể. Tập thể dục ở mức phù hợp vẫn giúp ích cho việc kiểm soát axit uric, có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa axit uric và làm giảm các tinh thể axit uric. Những người có axit uric cao có thể tập yoga, Thái Cực Quyền, chạy bộ và các bài tập aerobic nhẹ nhàng khác.
2. Ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp
Người có axit uric cao nên ăn ít hoặc không ăn thức ăn có nhiều purin như hải sản, nội tạng động vật, tiết canh…Đồng thời ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng purin thấp như lô hội, anh đào, táo, bông cải xanh... Những thực phẩm này không những không làm tăng axit uric mà còn có thể bổ sung vitamin cho cơ thể, tăng cường miễn dịch cho cơ thể, giảm các vấn đề về thể chất.
3. Uống thêm trà giảm axit
Theo nghiên cứu, hoa cúc, hạt cassia, cây sói rừng, kim ngân hoa, rễ ngưu bàng, v.v. đều là các loại thảo dược có tác dụng hạ axit uric.
Hoa cúc: Điều hòa máu và giảm axit uric;
Hạt Cassia: Tăng tốc độ trao đổi chất và tăng tốc độ chuyển hóa axit uric;
Lycium barbarum: bồi bổ gan thận, giảm tổn thương thận, tăng cường chức năng thận;
Kim ngân hoa: giảm phù nề, giảm sưng tấy, tiêu huyết ứ;
Rễ cây ngưu bàng: Tăng tốc độ chuyển đổi axit uric và làm giảm sự kết tinh của axit uric.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, các dược liệu trên có thể pha với nước sôi và uống mỗi ngày, giúp giảm và duy trì nồng độ axit uric bình thường.
4. Duy trì chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ ngon là sự đảm bảo của một sức khỏe tốt. Không nên thức khuya, hãy duy trì giấc ngủ đầy đủ, điều đó có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm sự tích tụ của axit uric, từ đó giảm tác hại của axit uric đối với cơ thể.
Mời quý độc giả xem video: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị bệnh Guot. Nguồn: THĐT
Kiều Dụ (Theo SH)