Cô Jayneen Sanders, người Úc, một tác giả chuyên viết sách thiếu nhi, giáo viên, nhà xuất bản và người ủng hộ nhiệt tình của tổ chức Body Safety and Respectful Relationships Education, đã thu thập 12 số liệu quan trọng đến vấn đề xâm hại trẻ em.
|
Cô Jayneen Sanders, người Úc, một tác giả chuyên viết sách thiếu nhi, giáo viên, nhà xuất bản và người ủng hộ nhiệt tình của tổ chức Body Safety and Respectful Relationships Education |
Dưới đây là 12 số liệu liên quan đến việc xâm hại trẻ em đã được cô Jayneen thống kê. (Dưới mỗi số liệu có đi kèm tài liệu tham khảo)
1. Khoảng 20% bé gái (1/5) và 8% bé trai (1/12,5) bị xâm hại trước tuổi 18. (Pereda và các cộng sự, 2009).
2. 95% trẻ bị xâm hại bởi chính người mà các em biết và tin tưởng. (NAPCAN 2009).
“Tôi không phải là một nạn nhân của lạm dụng nhưng tôi là một người mẹ, một người giáo viên nên tôi nghĩ việc lên tiếng chống lại vấn nạn này là một điều hết sức cần thiết. Những thống kê này chia sẻ với mong muốn như một lời kêu gọi hành động tới các bậc cha mẹ, những người chăm sóc và các giáo viên về vấn đề nhức nhối này”, cô Jayneen cho hay.
3. Trong số những kẻ xâm hại trẻ em dưới 6 tuổi, 50% đối tượng là các thành viên trong gia đình. Những người trong nhà cũng chiếm 23% tổng số những kẻ xâm hại trẻ em độ tuổi 12-17. (Snyder, 2000).
4. Độ tuổi dễ bị tổn thương nhất khi bị tấn công là từ 3-8 tuổi (Browne & Lynch, 1994).
5. Những kẻ tấn công thường nam giới chiếm đến 90%, trong khi nữ giới chiếm 3,9%. Ngoài ra có khoảng 6% đối tượng xâm hại thuộc về "giới tính không xác định". (McCloskey & Raphael, 2005).
6. Khoảng 40% trẻ em bị những đứa trẻ lớn hơn (hoặc khỏe mạnh hơn) xâm hại (Finkelhor, 2012). 23% trẻ em trong độ tuổi 10-17 đã tiếp xúc với các hình ảnh ngoài ý muốn. (Jones L. và các cộng sự, 2012).
|
Khoảng 40% trẻ em bị những đứa trẻ lớn hơn (hoặc khỏe mạnh hơn) xâm hại tình dục (Ảnh minh họa) |
7. 84% các vụ trẻ em dưới 12 tuổi bị xâm hại xảy ra tại chính nơi ở của mình. (Snyder, 2000).
8. Trong số các vụ xâm hại trẻ em được trình báo với cơ quan chức năng thì có tới 98% các trường hợp được xác định là sự thật. (Hội đồng bảo an trẻ em bang New South Wales, tổ chức Dympna House trích dẫn năm 1998).
9. 1/3 người lớn sẽ không tin vào câu chuyện bị xâm hại của một đứa trẻ khi chúng nói ra sự thật. (Quỹ trẻ em Úc, 2010).
10. 73% trẻ em bị xâm hại sẽ không nói với bất cứ ai về sự việc này trong ít nhất 1 năm. 45% sẽ không nói với ai trong 5 năm. Một số trường hợp sẽ không bao giờ tiết lộ. (Broman-Fulks và các cộng sự, 2007).
11. Những trẻ em từng bị xâm hại có nguy cơ tìm đến cái chết cao hơn 10-13 lần so với những đứa trẻ khác. (Plunkett A, O’Toole B, Swanston H, Oates RK, Shrimpton S, Parkinson P 2001).
12. Trẻ em không sống cùng cha mẹ (hoặc được nhận làm con nuôi) có nguy cơ bị xâm hại cao gấp 10 lần so với những đứa trẻ sống cùng cha mẹ ruột.
Trẻ em có bố mẹ ly hôn và phải sống cùng bạn tình của bố/mẹ trong cùng một ngồi nhà có nguy cơ bị xâm hại cao gấp 20 lần so với những đứa trẻ sống trong môi trường bố mẹ ruột hòa thuận, hạnh phúc. (Sedlack và các cộng sự, 2010).
Theo Nhật Linh/Khám Phá