Theo hãng tin BBC, Megan Clark, 19 tuổi, say khướt sau một đêm ở Manchester và sau đó bị một người đàn ông tên là Ricardo Rodrigues-Fortes-Gomes, 19 tuổi, hiếp dâm.
|
Megan Clark (trái) trò chuyện với phóng viên. (Ảnh: BBC) |
Phiên xét xử gây ra nhiều tranh cãi khi thẩm phán Lindsey Kushner nói rằng phụ nữ uống rượu say tự đẩy họ vào nơi nguy hiểm. Cuối phiên xét xử, thẩm phán có nói “là một thẩm phán nữ” bà buộc phải kêu gọi phụ nữ tự bảo vệ bản thân mình khỏi những tên hiếp dâm cầm thú chỉ thích “nhắm” tới những người phụ nữ say xỉn. Thẩm phán cũng nói phụ nữ có quyền “uống say” nhưng hành động của họ đẩy họ vào vòng nguy hiểm.
Sau vụ việc, cô Clark đã dũng cảm công khai danh tính và chia sẻ với chương trình Victoria Derbyshire – một chương trình của đài BBC – rằng thẩm phán đã đưa ra “một lời khuyên hữu ích” khi nói phụ nữ “nên cẩn thận”
Cô nhìn nhận lời bình luận này “theo hướng tích cực” và không cho rằng nhận xét của thẩm phán là ý “đổ lỗi cho nạn nhân”. “Điều cô ấy nói là đúng”, Clark nói trong lần phỏng vấn đầu tiên với Victoria Derbyshire.
Một nhân chứng đã báo cảnh sát trong khi quay lại cảnh Rodrigues-Fortes-Gomes tấn công Megan Clark. Trong đoạn video, Rodrigues-Fortes-Gomes tiếp tục tấn công Clark bất chấp tiếng la hét cầu cứu của cô. Rodrigues-Fortes-Gomes sau đó chịu mức án 6 năm tù giam. Tháng trước, tên này cũng bị tòa án Manchester Crown buộc tội 2 lần hiếp dâm. Còn người quay phim thì vô tội.
Trước thời điểm xảy ra vụ việc, cô Clark đã uống bia, rượu vodka và có hít amyl nitrite.
“Tôi đã tự đổ lỗi cho chính mình”
Cô Clark nói với chương trình Victoria Derbyshire rằng ban đầu cô cũng tự đổ lỗi cho bản thân. “Tôi [bây giờ] biết rằng đó không phải lỗi của tôi. Nạn nhân chưa bao giờ là người có lỗi – cho dù lúc đó tôi có đang làm gì thì đó cũng không phải là vấn đề”, cô nói “Tôi cảm thấy tôi tự đẩy mình vào hoàn cảnh nguy hiểm đó. Tôi cần cẩn thận hơn. Tôi nghĩ thẩm phán muốn dùng trường hợp của tôi, cũng là vụ án cuối cùng của cô ấy, như một lời nhắc nhở với người khác”
Clark cũng nói thêm khi cô kể với mọi người rằng mình bị hiếp thì một người lại quay ra chỉ trích cô.
“Chắc chắn định kiến vẫn tồn tại. Nhưng đổ lỗi cho nạn chân thực sự là một vấn đề nghiêm trọng. Tôi đã nói với mọi người và rồi sau đó chính tôi lại bị chỉ trích”.
“Mọi người đổ lỗi cho hành động của tôi. Đó cũng là lí do vì sao mọi người thường không dám lên tiếng [về các vụ hiếp dâm]’’.
Cô ấy nói mình có thể hiểu vì sao mọi người không tố cáo các vụ hiếp dâm và không muốn ra hầu tòa.
Sau phiên tòa xét xử, Clark nói cô ấy thấy thất vọng với quyết định cuối cùng của tòa án. “Tôi cảm thấy bức xúc và thấy rất bất công. Rất nhiều người bị hiếp dâm ra hầu tòa nhưng chúng ta cần phải giải quyết vấn nạn này tốt hơn”
Cô ấy nói có lẽ cô ấy đã không báo cáo về vụ việc nếu như không có video quay lại của người nhân chứng. Cô đã phải xem lại video trước khi bị thẩm vấn tại phiên tòa. “Thật sự rất kinh khủng. Nó rất khác so với những gì tôi nhớ được. Nhưng quả thật tôi thấy rất tệ khi xem lại”
Và cô cũng nói thêm cô cũng sẽ không ra tòa lần nữa nhưng khuyên các nạn nhân khác nên tố cáo vụ hiếp dâm.
“Lời nhắn của tôi là đừng để hệ thống pháp luật hay những lời chỉ trích ngăn cản bạn. Dù thế nào thì người ta vẫn cứ chỉ trích, còn hệ thống pháp luật vẫn cứ như vậy mà thôi.
“Chúng ta đều biết rằng đó không phải lỗi của chúng ta. Tôi mong mọi người sẽ lên tiếng tố cáo các vụ hiếp dâm”.
Theo Hương Thảo/Vietnamnet