Ngày tôi và vợ đầu cưới nhau, ai cũng khen trai tài gái sắc. Khi đó lương tôi 30 triệu, làm trong công ty lớn và đã mua được nhà. Còn vợ là nhân viên văn phòng thu nhập đủ chi tiêu cho bản thân nhưng có ngoại hình khá đẹp. Để có được em, tôi tốn khá nhiều tiền mua mỹ phẩm, quần áo tặng và đi ăn uống. Vì muốn có được người đẹp nên tôi không tiếc tiền.
Sau đám cưới, tôi tin tưởng và giao thẻ lương cho cô ấy giữ. Quan điểm của tôi là sống phải tin tưởng nhau, không tin thì đừng lấy. Trong gia đình, chồng là người làm ra tiền, vợ tay hòm chìa khóa thì cuộc sống mới yên ổn hạnh phúc.
Khi có tiền trong tay, vợ sống rất phóng khoáng, cô ấy thích mua gì là không tiếc tiền, dù đắt mấy cũng cố mua cho bằng được. Quần áo trên người vợ, hiếm khi thấy cô ấy mặc lại bộ cũ. Vì muốn có một chiếc ô tô để đi làm, cô ấy nài nỉ chồng mua xe. Thương vợ nên tôi cũng đồng ý.
Trong một lần mẹ tôi nhập viện, tôi nhắc vợ đưa cho chồng 50 triệu để lo viện phí cho bà. Tôi bàng hoàng khi cô ấy nói trong nhà không có đồng nào và đang vay người ta 400 triệu. Khi đó lương tôi 37 triệu, không hiểu vợ chi tiêu kiểu gì mà lại nợ nần ngập đầu.
Tôi bàng hoàng khi cô ấy nói trong nhà không có đồng nào và đang vay người ta 400 triệu. (Ảnh minh họa)
Vợ liệt kê các khoản chi tiêu trong tháng và nói tiền tôi làm ra không đủ dùng nên phải vay bên ngoài chi trả. Tôi nói:
“Thu nhập của chồng ít thì vợ liệu cơm gắp mắm, không có tiền mà cứ chi tiêu thoải mái thì tiền đâu mà dùng”.
Cô ấy cho rằng bản thân xinh đẹp, xứng đáng được hưởng những thứ tốt nhất, nếu chồng không kiếm đươc tiền nhiều để vợ xài thì hãy trách bản thân kém cỏi, đừng đẩy lỗi cho vợ.
Tôi khuyên vợ sống tiết kiệm và thay đổi tính cách, đừng lãng phí nhưng bất thành. Cuối cùng vợ chồng tôi chọn đường ai nấy đi. Vì vợ nuôi con nên tôi đã để lại ngôi nhà cho đứa con gái. Tôi không thể cho con một gia đình trọn vẹn nhưng để lại con chút tài sản là niềm an ủi cho con sau này.
Sau một năm ly hôn, tôi lấy vợ mới do chị gái làm mai cho. Chị khen em dâu có nhiều điểm tốt và nhắc nhở tôi đối xử tốt. Ngoài mặt thì tôi gật đầu đồng ý nhưng bên trong thì chán ghét coi thường. Tôi cho rằng cô ấy cũng chẳng khác gì vợ cũ của tôi, đều là người tham tiền, không đáng tin cậy, vì thế kết hôn lần 2 tôi phải cảnh giác hơn và quyết không đưa tiền cho vợ giữ.
Chúng tôi lấy nhau đến nay được 4 tháng, mỗi tháng tôi đưa cho vợ 10 triệu để chi tiêu trong gia đình. Tháng Tết này, tôi đưa cho cô ấy 20 triệu để sắm Tết và biếu tiền nội ngoại. Số tiền còn lại tôi để tiết kiệm phòng lúc gặp khó khăn trong cuộc sống.
Chị khen em dâu có nhiều điểm tốt và nhắc nhở tôi đối xử tốt. (Ảnh minh họa)
Trong thời gian sống với nhau, tôi nhận thấy vợ mới là người chăm chỉ, biết quan tâm đến chồng và nhà chồng. Cách cư xử của cô ấy rất khôn khéo và được lòng mọi người trong gia đình tôi.
Sau Tết, vợ rủ tôi mua vàng tích trữ, tôi nhếch mép nói:
“Làm được bao nhiêu tiền, anh góp hết cho em rồi, lấy đâu mà mua vàng hả em?”.
Vợ bảo:
“Tiền ăn tiêu hằng ngày của vợ chồng mình là xài lương của em, còn tiền anh đưa cho em mỗi tháng dùng để mua vàng. Vợ chồng mình chưa có tiền mua nhà thì phải tiết kiệm, không được lãng phí anh ạ. Cộng cả tiền của anh và thưởng của em cuối năm được hơn 100 triệu, chúng ta mua được hơn cây vàng đó”.
Những lời vợ nói làm tôi giật mình hiểu ra là bao lâu nay bản thân đã hiểu sai về cô ấy. Không phải người phụ nữ cũng giống nhau, suýt chút nữa tôi đánh mất người vợ tốt.
Sau đó, tôi đưa toàn bộ tiền tiết kiệm và thẻ lương cho cô ấy. Thế là đầu năm mới, chúng tôi mua được 3 cây vàng, với khả năng khéo léo tích lũy của vợ, tôi tin rằng chỉ khoảng vài năm nữa là chúng tôi sẽ có đủ tiền mua nhà.
PHƯƠNG LINH