Nghĩ mẹ chồng đến chơi rồi xin tiền sắm Tết, tôi sững sờ khi bà đưa cho cuốn sổ

Google News

Mọi năm mẹ chồng gọi điện hỏi xin tiền con trai mỗi dịp Tết đến. Năm nay, bà khăn gói lên thành phố thăm chúng tôi là phụ, chính là xin tiền con trai. Tôi miễn cưỡng ra bến xe đón bà.

Tôi và mẹ chồng sống với nhau một thời gian, ngày đó, với tôi đúng là một cực hình, luôn muốn tìm cách thoát ra. Bà chê tôi chi tiêu hoang phí, những thứ không cần mua cũng mua, rồi để đầy nhà mà không xài tới, bỏ đi thì tiếc.

Trong thời gian tôi mang thai, thích ăn quán hơn ăn những món mẹ chồng nấu, thế là ngày nào đi làm về cũng ghé làm bát bún, phở hay chè. Mẹ chồng cứ mở miệng ra là nói với giọng trù ẻo:

“Có bầu, con phải ăn uống đủ chất, ăn cho con, đừng ăn cho sướng miệng rồi đau bụng làm ảnh hưởng thai nhi. Về nhà ăn cơm mẹ nấu vừa rẻ, vừa ngon và đảm bảo sức khỏe. Tiền làm ra nhiều mà không biết tính toán tiết kiệm, làm được đồng nào xài hết đồng đó thì lúc gia đình có biến cố thì không có tiền lo thì lại khổ chồng con ạ”.

Tôi quá ngột ngạt với những lời dạy dỗ của mẹ chồng, sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên tôi quyết định chuyển đến nơi chồng đang công tác để sống cùng, tôi không thể ở bên mẹ chồng thêm ngày nào nữa.

Hiện tại, mẹ đã già và đang sống cùng với đứa em chồng ở quê. Còn vợ chồng tôi đã xây được nhà và kinh tế gia đình tương đối khá. Chỗ chúng tôi cách quê nội hơn 100 cây số nhưng rất ít khi tôi về, chỉ khi nào chồng giận dỗi, thúc ép tôi mới chịu về.

Mẹ chồng cứ mở miệng ra là nói với giọng trù ẻo. (Ảnh minh họa)

Từ ngày tách khỏi mẹ chồng, tôi sống thờ ơ và không quan tâm đến bà. Ngược lại bà lại lo lắng cho gia đình tôi tối ngày. Tháng nào cũng gửi rau và thịt tươi ngon cho con cháu ăn. Tôi cho rằng chồng biếu tiền bà, bà đáp lại bằng chút thực phẩm, có qua có lại nên không quý trọng công sức của mẹ mà thấy đó là điều hiển nhiên.

Hơn 10 năm nay, cứ khi nào sắp đến Tết, biết chồng tôi sắp có tiền thưởng và tháng lương thứ 13 là bà nội lại gọi điện vòi vĩnh xin tiền. Lúc thì bảo mua cái tủ lạnh mới, khi thì cái giường, rồi tiền chi tiêu những ngày Tết. Mỗi năm bà nghĩ ra một khoản tiền để xin con trai.

Có lần vợ chồng cãi lộn về chuyện anh mạnh tay chi tiền cho bà nội mà không ngó ngàng đến nhà ngoại. Thế nhưng anh nói:

“Em suốt ngày chăm chút cho nhà ngoại, không đoái hoài đến nội. Vậy anh mà thờ ơ với ông bà nữa thì ai là người lo tuổi già cho bố mẹ anh đây. Không có họ lo cho ăn học tử tế, sao anh có công việc tốt như ngày hôm nay. Sao em có người chồng tốt như anh để lấy. Em không thương bố mẹ chồng thì đừng ngăn cản anh thương họ”.

Sau lần đó, tôi không bao giờ can thiệp vào chuyện chồng chăm lo cho bố mẹ anh ấy nữa. Anh muốn biếu tiền nhà nội bao nhiêu thì tùy, tôi mệt mỏi rồi, không muốn quan tâm nữa.

Mọi năm mẹ chồng gọi điện hỏi xin tiền con trai mỗi dịp Tết đến. Năm nay, bà khăn gói lên thành phố thăm chúng tôi là phụ, chính là xin tiền con trai. Tôi miễn cưỡng ra bến xe đón bà.

Sau lần đó, tôi không bao giờ can thiệp vào chuyện chồng chăm lo cho bố mẹ anh ấy nữa. (Ảnh minh họa)

Bữa cơm tối đãi bà, tôi cũng làm sơ sài như ngày thường gia đình tôi ăn vậy. Vừa ngồi vào mâm, chồng bức xúc nói:

“Mẹ ra chơi mà em không mua được con mực con tôm đãi bà sao? Thôi tối nay cả nhà ra quán ăn cơm, dẹp bát đũa đi”.

Nhưng mẹ kéo tay chồng tôi lại và bắt ngồi xuống ăn cơm. Mẹ bảo người mới đi xe còn yếu, ăn chẳng được mấy nên bảo con dâu làm đồ ăn đơn giản như hằng ngày. Mẹ muốn bữa ăn con cháu sum vầy vui vẻ hơn là mâm cao cỗ đầy mà cau mày khó chịu.

Thật may mẹ chồng đưa ra lý do rất hợp lý, nếu không anh ấy sẽ càu nhàu cả đêm.

Sau khi ăn cơm xong, mẹ đưa cho tôi cuốn sổ tiết kiệm 1 tỷ và bảo:

“Mẹ biết tính con trai chi tiêu hoang phí, không có tay giữ tiền. Mẹ sợ lúc vợ chồng con gặp khó khăn lại không có tiền để dùng. Vì thế 10 năm qua, con trai biếu mẹ đồng nào thì gửi hết vào ngân hàng giúp các con. Bây giờ mẹ thấy các con chín chắn, trưởng thành, biết cách vun vén gia đình nên mới quyết định giao sổ tiết kiệm cho con dâu quản lý”.

Những lời mẹ nói mà tôi bừng tỉnh, vậy là bao lâu nay tôi đã trách nhầm mẹ, tôi thật sự có lỗi với bà. Bây giờ tôi mới thật sự hiểu về mẹ chồng, bà làm gì cũng muốn tốt cho con cháu.

PHƯƠNG LINH