Không thấy thai nhi cử động nhiều, bác sĩ siêu âm rồi báo kết quả choáng váng

Google News

Bác sĩ đã đề nghị người mẹ mổ đẻ khẩn cấp sau khi nhận kết quả siêu âm bất ngờ.

Một ca sinh đặc biệt đã diễn ra tại Bệnh viện Bà mẹ và Trẻ em Triệu Khánh (thuộc Bệnh viện nhân dân số 2 Triệu Khánh), Trung Quốc. Theo đó, cách đây không lâu, chị Lương, người đang mang thai 40 tuần, bỗng cảm thấy thai nhi trong bụng ít chuyển động hơn so với trước đây.

Càng nghĩ càng cảm thấy lo lắng, chị Lương đã nhanh chóng quyết định đến khoa sản của bệnh viện để thăm khám. Kết quả siêu âm cho thấy, thai nhi vẫn bình thường nhưng điều gây sốc là em bé bị dây rốn quấn 6 vòng quanh cổ. Việc các thai nhi có 1-2 vòng dây rốn quấn cổ là chuyện bình thường nhưng có tới 5-6 vòng như trường hợp của chị Lương là điều hiếm thấy.

Tình trạng này sẽ khiến thai nhi bị thiếu oxy trầm trọng khi ở trong bụng mẹ. Nếu không đưa thai nhi ra ngoài sớm, sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của hai mẹ con. Sau khi trao đổi với chị Lương và gia đình, ê kíp sản khoa quyết định ngay lập tức thực hiện mổ lấy thai để chấm dứt thai kỳ cho chị Lương.

Em bé có 5-6 vòng dây rốn quấn cổ có nguy cơ bị ngạt thở. (Ảnh minh họa)

Sau đó, khoa gây mê, khoa mổ và khoa sơ sinh đã cùng nhau đưa ra kế hoạch điều trị kỹ lưỡng. Sau khi loại bỏ các trường hợp chống chỉ định phẫu thuật và được đưa vào phòng mổ để gây mê, chị Lương đã thành công hạ sinh bé trai bằng phương pháp mổ lấy thai. 

Thông thường chiều dài dây rốn của mẹ người mẹ là 30-100cm, nếu vượt quá 100cm nghĩa là dây rốn quá dài. Tuy nhiên, dây rốn ở bụng cô Lương lại dài tới 110cm. Khi tiếng khóc của em bé cất lên, tất cả nhân viên y tế trong phòng thở phào nhẹ nhõm. May mắn thay, sau khi sinh cả em bé và người mẹ đều có sức khỏe tốt.

Sau nhiều ngày hồi phục hậu phẫu, chị Lương và con đã được xuất viện trở về nhà. Trước khi ra về, chị đã bày tỏ lòng biết ơn đến đội ngũ chăm sóc sản khoa.

Theo bác sĩ của bệnh viện, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Đó có thể là dây rốn quá dài; Thai nhi có kích thước nhỏ nên có không gian rộng để tích cực vận động; Người mẹ bị đa ối, dây rốn nổi trong nước ối nên thai nhi có thể vô tình vướng vào; Thai nhi cử động thường xuyên dễ bị quấn quanh dây rốn...

Có nhiều nguyên nhân làm cho mẹ bầu gặp tình trạng thai nhi có vòng dây rốn quấn cổ.

Mẹ bầu có thể làm gì để giảm tình trạng này?

- Khám thai định kỳ, tăng cường theo dõi nhịp tim thai nhi và siêu âm chi tiết. 

- Theo dõi chuyển động của thai nhi: Nếu mẹ bầu cảm thấy cử động của thai nhi bất thường như thai cử động thường xuyên, thai giảm cử động hoặc thậm chí thai nhi không cử động thì đây là tín hiệu vật lý từ bé truyền đến mẹ và cần phải chú ý.

- Nếu mẹ bầu ngủ đủ giấc, thai nhi trong bụng sẽ yên tĩnh, không bồn chồn, đồng thời còn có thể khiến thai nhi không bị dây rốn quấn quanh cổ.

- Điều chỉnh tư thế ngủ: Tử cung của hầu hết các bà mẹ mang thai đều thuận tay phải khi ngủ nên ngủ nghiêng về bên trái, điều này có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho nhau thai và cải thiện cơ hội nhận được dinh dưỡng cho bé.

CHƯƠNG NGỌC