Vậy nên ngày Tết những người có bệnh phải có một chế độ ăn hợp lý để vẫn vui khỏe.
Chế độ ăn cho người tiểu đường
Có 3 nguyên tắc cần nhớ trong chế độ ăn của người tiểu đường: Một là giảm chất gluxit (đường bột). Hai là tăng vừa phải lượng protit (đạm) và lipit (béo) để bù lại năng lượng do giảm gluxit, tuy nhiên không nên tăng quá nhiều vì sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Ba là cần tăng cường sử dụng thức ăn có nhiều vitamin, muối khoáng, yếu tố vi lượng và chất xơ như rau, củ, quả ít ngọt.
|
Những người bị tiểu đường, mỡ máu nên tránh các món ăn truyền thống có nhiều mỡ như: giò tai (hay còn gọi giò thủ), thịt đông...
|
Dựa trên 3 nguyên tắc trên vào ngày tết người bệnh nên ăn các loại thực phẩm như gạo, mì, khoai củ. Giảm hẳn và tránh loại bánh kẹo ngọt, đường kính, mật ong, nước ngọt, quả ngọt…
Áp dụng chế độ ăn cho hạn chế bớt mỡ và muối. Giảm ăn các chất béo nguồn gốc động vật như mỡ, bơ. Không nên ăn các loại thực phẩm có nhiều cholesterol như óc, lòng, tim, gan, dạ dày… động vật.
Tránh các món ăn truyền thống có nhiều mỡ như: giò tai (hay còn gọi giò thủ), thịt đông vì nó có chứa nhiều thịt má thì sẽ có nhiều mỡ động vật, không có lợi cho sức khỏe thì chỉ nên sử dụng hạn chế.
Tránh tuyệt đối các loại mứt tết như mít, xoài, chuối, sầu riêng, nhãn, cam, quýt, mía, kẹo ngọt vì những đồ ăn này có chỉ số đường huyết cao, dễ làm tăng đường huyết.
Các món như nem rán thì có thể sử dụng các loại nem có nhiều rau, sử dụng các loại thịt ít mỡ như thịt nạc, cua, tôm. Còn bánh chưng chỉ nên ăn khoảng 200g/ngày. Người tiểu đường có thể uống được rượu vang, đặc biệt là vang đỏ nhưng không nên quá 200ml/ngày.
Những thực phẩm người tiểu đường nên ăn
Hoa quả: Người bị bệnh tiểu đường nên ăn các loại quả sau: Chuối, táo, cam, soài, anh đào, mận, nho, dưa hấu. Tất những những loại quả đó đều cho chỉ số đường huyết dưới 50 hoặc từ 50-70. Riêng dưa hấu cao hơn 1 chút ở mức 72 chỉ nên ăn một miếng nhỏ.
Củ, hạt: Khoai lang, khoai sọ, sắn, củ từ, đậu tương, các loại đậu hạt, lạc.
Bánh kẹo: Người tiểu đường có thể ăn bánh quy , bánh mì trắng..
Ngoài ra có thể ăn các loại thịt, cá, các loại rau củ tươi, gạo trắng, miến trắng.
Với người bị gout, cần tránh dùng nhiều rượu, bia; tránh việc ăn uống quá dư thừa; tránh ăn nhiều những thực phẩm có chứa purine như: tạng phủ, bộ đồ lòng các loại động vật, cật heo; trứng cá; hàu; sò; ngỗng; tép; men sữa...
Nên dùng ít chất béo, hạn chế muối, thức ăn mặn, không ăn nhiều nấm, măng, thịt rừng...
|
Những người bị máu nhiễm mỡ khi ăn thịt gà nên lột bỏ hoàn toàn da. |
Những người mắc bệnh gout mãn tính cần dùng nhiều các loại rau, củ, quả tươi, trái cây tươi. Những loại thức ăn thích hợp như: đậu ván trắng, thịt bò, cá chép, lươn, giăm-bông... Ngoài ra, nên uống nhiều nước (trên 2 lít mỗi ngày) để ngăn ngừa bệnh sỏi thận (vì khi mắc bệnh gout dễ dẫn đến mắc bệnh sỏi thận).
Nên cố gắng hạn chế và tránh dùng chung hải sản và bia. Vì, trong lúc dùng hải sản tươi sống mà uống kèm theo quá nhiều bia, sẽ làm sản sinh ra quá nhiều acid uric. Một khi acid uric trong cơ thể dư thừa sẽ lắng đọng lại ở khớp, gây tổn hại cho khớp, khiến bệnh gout bộc phát nặng nề hơn.
Ngày Tết có rất nhiều nguy cơ làm bệnh gout nặng hơn vì thế những người bị bệnh này nên chú ý ăn thêm nhiều các loại rau quả như: Rau cần, súp lơ, dưa chuột, cải xanh, cà pháo, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho, sữa bò sẽ rất tốt.
Người bị máu nhiễm mỡ c
ần biết kiểm soát ăn uống một cách nghiêm khắc.
Tránh ăn các loại mỡ động vật như mỡ lợn, bò, bơ cácloại...và kem sữa bò . Khi ăn thịt nên chọn các loại thịt nạc, thịt gia cầm thì nên bỏ hoàn toàn da.
Tránh dùng dầu cọ hay dầu dừa, tránh các loại kem thực vật để uống với cà phê (coffee creamers, coffee mate), bánh kem, kẹo chocolate…
Không ăn bơ thực vật dạng thỏi và bánh, bánh nướng lò, sản phẩm dạng rán như khoai tây rán, mì ăn liền và nhiều thức ăn công nghiệp chế biến sẵn khác. Không nên ăn tối quá muộn và ăn thức ăn nhiều đạm.
Nên dùng dầu ô liu, dầu cải, dầu ngô, dầu hạt rum, dầu đậu nành và dầu hướng dương. Đây là những loại dầu có tác dụng làm hạ mức cholesterol. Điều cần lưu ý là tổng tất cả các loại chất béo nói trên đều không được vượt quá 30% lượng calo cho phép.
Nên ăn những loại thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp như rau xanh, các sản phẩm được làm từ đậu, thịt nạc thăn… Đặc biệt là nên ăn những loại rau xanh có chứa nhiều chất xơ. Chỉ có như vậy thì mới làm giảm được sự hấp thụ của đường ruột đối với cholesterol.
Nên ăn nhạt vì thức ăn này có lợi cho sức khoẻ và bệnh tim, ăn những thức ăn ít chất béo như cá, đậu phụ, đỗ tương.
Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ trong máu như: Gừng, chế phẩm đậu sữa, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, ba ba, trà, dầu ngô.
Khi ăn nên chọn ăn các món có nhiều chất xơ trong bữa ăn ví dụ như gạo lức, các hạt họ đậu, đậu lăng, lúa mạch, rau, trái cây (táo, lê, ổi, mận, cam, bưởi).
Ngoài ra các chuyên gia sức khỏe khuyên những bệnh nhân mắc bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều giá, đậu xanh, hành tây, táo…
Thực đơn lý tưởng:
Với người bị máu nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống. Ăn nhiều tỏi.
Mỗi tuần nên có ít nhất là 3 ngày ăn cá và 1 ngày ăn đậu (đậu hũ, đậu ve, đậu xanh…) thay cho ăn thịt. Khi ăn thịt, nên chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.
Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt. Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
Nên uống thật nhiều nước trong ngày (kể cả nước lá chè xanh)
Bác sĩ dinh dưỡng Lê Quang Hào tư vấn
TIN LIÊN QUAN
Thu Na