Con số trẻ tử vong liên quan đến bệnh sởi khiến không ít người phải giật mình, đối với những người có con mắc sởi thì bồn chồn, lo lắng. Còn những phụ huynh có con nhỏ thì tìm mọi cách để bảo vệ con làm sao cho không bị sởi.
Một trong những cách đang được nhiều người áp dụng hiện nay đó là, tắm cho con bằng lá mùi và hạt mùi già, có lẽ vì thế mà những sản phẩm từ cây mùi có giá hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thực hư của việc tắm hạt mùi cho trẻ liệu có “đánh bay” được sởi hay không thì cần phải có ý kiến của những chuyên gia về đông y.
|
Tăm nước đun hạt và lá mùi có thể phòng được sởi cho trẻ. |
Tiến sĩ Nguyễn Hoàng (Đại học Dược Hà Nội), một chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực đông y cho biết, hạt mùi già và lá mùi đều có thể sử dụng để phòng chống bệnh sởi. Tuy nhiên khi sử dụng phải dùng đúng cách. Ví dụ như tắm cho trẻ em để phòng sởi thì có thể dùng mùi tắm vài lần 1 tuần với liều lượng khoảng 30 đến 50 gr hạt mùi cho vào nước đun sôi để nguội.
Còn nếu trẻ bắt đầu lên sởi, các bà mẹ có thể dùng 50 - 70 gr hạt sởi già đun sôi với 100ml nước và 100ml rượu. Đun xong phải đậy nắp để nguội bớt. Lấy nước đó phun lên toàn bộ cơ thể trừ mặt, đầu. Dung dịch này sẽ kích thích sởi mọc lên hết cho chóng khỏi…
Ngoài tắm, có thể cho trẻ dùng qua đường uống. Lấy chính nước lá mùi già, hạt mùi già hoặc nước đun từ kim ngân hoa, ké đầu ngựa, sài đất khoảng nửa chén/lần cho uống. Ngày uống 2 3 lần. Với trẻ bị sởi không nên kiêng tắm rửa mà cần kiêng nước lạnh, tránh nơi gió lùa.
Ngoài việc dùng đông y để hạn chế sự lây lan và chữa sởi, thì phương pháp tiêm vắc xin được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. “vViệc cần thiết để tránh sởi đầu tiên là phải tiêm vắc xin để phòng tránh qua các thế hệ, mẹ tiêm phòng để truyền miễn dịch cho con dưới 9 tháng tuổi. Con đủ 9 tháng tuổi cần phải tiêm vắc xin phòng sởi mũi đầu tiên, sau đó tiêm nhắc lại mũi 2”, PGS – TS Lê Thanh Hải, Giám đốc BV Nhi TW cho biết.
|
Dịch sởi đang là mối lo cho nhiều người. |
Theo PGS - TS Lê Thanh Hải, khi bị bệnh sởi, bệnh nhân sởi phải được cách ly tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế tại địa phương điều trị để tránh lây truyền qua đường hô hấp. Các mẹ cần chăm sóc con theo chế độ đặc biệt, tránh bị nặng do biến chứng.
Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm bệnh nhân đối với bệnh nhân. Trẻ mắc sởi cần ở trong môi trường thoáng mát, tăng cường dinh dưỡng, cho trẻ uống nhiều nước. Người chăm sóc trẻ cũng như trẻ cần được vệ sinh tay chân.
Đặc biệt, nếu bị nặng, bệnh nhân sẽ được điều trị tại viện theo phác đồ do Bộ y tế ban hành. Đồng thời, PGS Hải khuyến cáo, các bà mẹ không nên vượt tuyến, tập trung đông tại 1 nơi sẽ gây ra nhiễm chéo bệnh. Bản thân bệnh sởi không nguy hiểm nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu bị bội nhiễm và biến chứng trên thể trạng những trẻ có bệnh.
Lê Phương