Vi khuẩn chết cứng: Nhiều người lầm tưởng rằng nhiệt độ thấp trong tủ lạnh có thể giết chết các tác nhân gây bệnh, nhưng thực tế thì nó chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng của vi khuẩn. Nếu thực phẩm để ngoài không khí chỉ sau vài giờ là bị ôi thiu, thì để trong tủ lạnh có thể kéo dài được vài ngày. Vì vậy bạn đừng nên điều chỉnh lại nhiệt kế trong tủ lạnh.
Để thịt ở ngăn trên cùng: Đây có thể coi là 1 lỗi sai điển hình trong việc bảo quản và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm. Ví dụ như, nếu bạn đặt thịt gà sống ở ngăn trên cùng, thì vi khuẩn trong thịt gà có thể rơi xuống bám vào các thực phẩm khác đặt ở ngăn dưới. Nguyên tắc vàng dành cho bạn là thịt sống luôn luôn ở ngăn dưới cùng.
Giữ pho mát riêng biệt: việc bạn tiết kiệm không mua hộp đựng riêng dành cho pho mát có thể khiến bạn phải hối hận. Vi khuẩn Listeria là loại có thể “di chuyển” từ nơi này qua nơi khác và là thủ phạm gây ngộ độc, quan trọng hơn pho mát lại rất dễ bị nhiễm loại vi khuẩn này. Bên cạnh đó cũng nên bảo quản riêng rau sống vì chúng có chứa nhiều vi khuẩn E.coli.
Đừng tin tưởng vào chiếc mũi của bạn: Các nhà chế biến và sản xuất đã cố gắng làm biến mất những mùi từ thực phẩm hư hỏng, vì vậy đừng dùng phương pháp cũ là “ngửi” để xác định chất lượng của thực phẩm. 3 ngày là thời hạn sử dụng nhiều nhất cho các món ăn đã qua chế biến.
Theo ANTD