Các nghiên cứu của y học cổ truyền cho rằng, bệnh béo phì phần nhiều là do đàm, thấp nhiều và khí hư gây nên, nguyên nhân có liên quan đến lạm dụng món cao lương mỹ vị, ăn nhiều béo ngọt, ít vận động. Vậy phòng trị béo phì chủ yếu kiện tỳ, tiêu đàm lợi thấp ích khí.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc phòng, trị bệnh.
|
Rau lang có công dụng đặc biệt trong "cuộc chiến chống béo phì". |
- Nếu béo phì vốn thích hay ăn nhậu, người nóng do can khí uất kết:
Phép trị chủ yếu kiện tỳ tiêu đàm, mát gan lợi mật. Tốt nhất nên ăn: Bài 1: Ngọn rau lang 200g, tỏi 10g, xào ăn. Bài 2: Dưa hành 100g, cá rô 50g làm sạch, nấu nhừ ăn. Nếu bệnh lâu nên dùng bài 3: Trần bì 14g, phục linh 30g, sinh khương 12g, cam thảo 6g, sơn tra 20g, mạch nha 20g, thần khúc 20g, hạt cải cay 16g, thiên hoa phấn 14g, bán hạ 10g, trúc nhự 20g, chỉ thực 10g. Nấu uống ngày một thang. Ngoài ra, nên ăn cà tím, dưa gang, khổ qua, bí đao, rau thơm các loại... Trái cây như dứa, bưởi, khế, sơ ri, thanh long, dưa bở... Uống nước lá sen, vỏ bưởi, sơn tra, atisô, nhân trần, diệp hạ châu, râu ngô, mã đề.
- Nếu béo phì, vốn ăn uống không ngon, do tỳ hư thấp trệ:
Phép trị chủ yếu kiện tỳ lợi thấp. Nên dùng. Bài 1: Củ cải 100g, cà rốt 50g, nấm hương 40g, nấm nèo 20g thêm gia vị hành gừng mắm muối nấu canh ăn. Bài 2: Hạt cải củ, hạt cải cay, hạt tía tô sao vàng nấu nước uống, hoặc tán bột uống ngày 15g/3 lần. Bài 3: Ngọn bí đỏ 200g, tỏi 20g xào ăn. Nếu bệnh lâu nên dùng bài 4: Sơn tra 20g, bạch linh 20g, thần khúc 16g, liên kiều 14g, bán hạ 12g, trần bì 12g, nhân sâm 14g, la bạc tử 12g, mạch nha 12g, tô tử 14g, bạch giới tử 14g. Sắc uống hoặc làm hoàn uống. Ngoài ra nên ăn vị: Lá lốt, mơ lông, cải xoong, giá đậu, rau đắng, rau ngổ, rau mầm, rau mùi các loại rau thơm... Trái cây táo, quít, uống nước linh chi, chè xanh, lá vối đều tốt.
- Nếu béo phì kèm lưng gối yếu, chân không ấm do thận khí hư sinh đàm thấp:
Phép trị tiêu đàm, lợi thấp ích tỳ thận khí, nên ăn: Bài 1: Giá đậu 100g, bông hẹ 50g, gia vị vừa đủ xào ăn. Bài 2: Hoa lý 200g, tỏi tươi 20g, dầu hào gia vị xào ăn. Bài 3: Rau ngải cứu 200g, ý dĩ 200g hai vị hầm nhừ ăn cả cái lẫn nước. Bài 4: Gạo lứt muối mè (liều vừa đủ ăn nhiều ngày). Ngoài ra, nên ăn hành, hẹ, kiệu, rau mùi, ngò tàu, rau thơm các loại đều tốt.
Trên đây là một số món ăn bài thuốc dược thiện có tác dụng giảm béo, hầu như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, bệnh này cần điều trị lâu ngày và hạn chế tối đa món ăn bổ béo, uống rượu, bia, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp. Nếu người nóng do can khí uất kết hạn chế tối món cay, nóng, ngọt, béo quá. Nếu do tỳ hư thấp trệ cũng như tỳ thận khí hư không ăn chua, đắng quá như giấm chua, xoài, me dễ hại dương khí.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Lương y Minh Phúc (PCT - Hội Đông y TP Vũng Tàu)