- Ngoài là món ăn bổ dưỡng, theo Đông y, khoai sọ có tính bình, tác dụng vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng giúp tiêu viêm, giảm sưng đau và nhuận tràng...
Giúp nhuận tràng, chống táo bón: Những người bị táo bón thường xuyên có thể dẫn đến bệnh trĩ, để phòng và điều trị táo bón thì nên sử dụng khoai sọ. Trong khoai sọ chứa chất xơ và các hạt tinh bột giúp tiêu hóa tốt. Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
Chống suy nhược cơ thể: Nhu cầu năng lượng từ gluxit đưa vào cơ thể một ngày nên chiếm 60 - 70% tổng năng lượng. Chính thành phần có chứa nhiều gluxit trong khoai sọ giúp cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể... Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.
Hỗ trợ viêm thận: Lượng chất xơ có trong khoai sọ không quá nhiều, mà còn chứa photpho, vitamin sẽ là điều kiện tốt cho người bị viêm thận. Có thể dùng bình thường như nấu canh thịt, rau muống, nhưng nên cho gia vị nhạt hơn người bình thường. Bạn cũng có thể dùng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, cho thêm ít đường có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mạn tính.
Giúp tiêu khát: Mùa hè hoặc thời điểm giao mùa chúng ta luôn cảm thấy khát, cơ thể luôn cần một lượng nước lớn hơn bình thường. Bạn có thể dùng khoai sọ nấu cua cùng rau muống giúp tiêu khát, tăng cường sức khoẻ trước thời tiết khó chịu.
Trong 100g khoai sọ có chứa 114g kcal, 1,8g protein, 0,1g lipit, 26,5g gluxit, 1,2g chất xơ và chứa nhiều vitamin, chất khoáng... |
TS.BS Lê Thị Thanh Nhạn (Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam)
Bài đọc nhiều: