Hóa trị, xạ trị là phương pháp chữa trị bệnh ung thư phổi phổi chủ yếu hiện nay để cải thiện thời gian sống thêm và làm dịu các triệu chứng. Cơ thể người bệnh sau hóa, xạ trị sẽ xảy ra một số tác dụng phụ không tốt cho bệnh nhân. Do đó chế độ ăn cho bệnh nhân đang điều trị ung thư phổi trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Nó không chỉ là việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất nhằm tăng cường sức khỏe mà còn giúp cho quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Bệnh nhân hóa, xạ trị ung thư phổi nên ăn gì?
Qúa trình hóa trị, xạ trị ung thư phổi khiến bệnh nhân dễ bị chán ăn, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể suy giảm…dẫn đến suy dinh dưỡng, không đủ sức đề kháng.
Bởi vậy người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống, kiêng khem, bổ sung các dưỡng chất một cách hợp lý.
Việc chia nhỏ các bữa ăn trong ngày là điều cần thiết trước tiên, bởi vì trong thời gian này hệ tiêu hoá của bệnh nhân yếu đi, xuất hiện tình trạng chán ăn hay buồn nôn, ói mửa.
|
Bệnh nhân ung thư phổi sau hóa, xạ trị cần có chế độ ăn uống hợp lý |
Nhóm thực phẩm số 1 được lựa chọn cho người bệnh là các thực phẩm thanh nhạt (như: thịt gà, gạo trắng, bánh quy giòn, bột yến mạch và khoai tây), hay loại đồ ăn dễ tiêu hóa (gồm: các loại soup, nước ép nho, quả việt quất, bánh bao, cá).
Hoá chất sẽ làm giảm lượng bạch cầu trong máu, chính vì vậy bệnh nhân nên bổ sung nhiều chất đạm, chất sắt, vitamin có trong thực phẩm như trứng gà, thịt gà, nội tạng động vật, thịt nạc, rau củ, trái cây tươi. Ngoài ra, người bệnh ung thư phổi khi hóa trị, xạ trị cũng có thể tăng cường lượng protein trong bữa ăn bằng cách thêm sữa bột vào các món ăn như bánh tráng miệng, kem sữa hoặc bổ sung các nguồn protein dạng lỏng.
Đối với những bệnh nhân kén ăn, bị tiêu chảy nên ăn các loại bổ dưỡng cho hệ tiêu hóa như bo bo, táo đỏ, đậu ván... hay chất xơ trong kem trái cây, nước luộc rau, nước ép táo sẽ giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt hơn.
Bệnh nhân cũng nên lựa chọn thực phẩm không có hoặc ít dầu mỡ, một số thực phẩm có vị hơi chua để kích thích sự thèm ăn, tránh đồ chiên nướng, ươm muối, xông khói. Để giảm tình trạng bụng chướng hơi, người bệnh cũng có thể thay thế sữa tươi bằng sữa chua. Nên ăn thức ăn ở nhiệt độ hơi lạnh sẽ dễ tiêu hóa hơn thức ăn quá nóng.
Nước trái cây, nước ép rau củ rất tốt cho bệnh nhân hóa, xạ trị. Do đó, việc uống một ly nhỏ loại nước này trước bữa ăn ít nhất 1 giờ, và không bỏ thêm đường là điều rất cần thiết cho người bệnh.
Những chú ý chọn lựa hay kiêng kỵ trong ăn uống sẽ làm giảm những phản ứng “khó chịu” sau khi điều trị bằng phóng xạ và hóa chất, đồng thời giúp công năng tỳ vị hoạt động tốt lên, khiến bệnh tình mau thuyên giảm.
Anh Cúc