Nghiên cứu này được tiến hành bởi một nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học Hiroshima ở Nhật Bản, theo dõi 642 nam giới và 441 phụ nữ có độ tuổi trung bình là 51. Không ai trong số những người tham gia nghiên cứu mắc bất kỳ hội chứng chuyển hóa nào từ lúc nghiên cứu được bắt đầu vào năm 2008.
Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 3 nhóm dựa trên tốc độ ăn uống gồm: Ăn chậm, ăn bình thường và ăn nhanh.
Trong suốt 5 năm liền, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, người ăn quá nhanh có khả năng mắc các hội chứng rối loạn chuyển hóa cao hơn 6,5% so với những người ăn với tốc độ bình thường và 2,3% so với những người ăn chậm.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, việc ăn quá nhanh có liên quan đến các yếu tố như tăng cân không kiểm soát, tăng huyết áp và đường huyết không ổn định.
|
Ảnh minh họa: Internet. |
Cũng theo nghiên cứu này, việc nhai chậm rồi nuốt thức ăn từ từ sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Khi ăn tốc độ nhanh, não không thể xử lý được cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn quá nhiều dù không có cảm giác đói nữa.
Khi ăn nhanh, bạn sẽ nuốt thức ăn khi chưa được xé nhỏ. Điều này sẽ gây ra chứng ợ nóng và tăng lượng acid dạ dày vì các loại thực phẩm khó được tiêu hóa.
|
Ảnh minh họa: Internet. |
Nhai là động tác bắt buộc cùng với nước bọt để nghiền nhỏ, nhào trộn thức ăn, giúp thức ăn dễ tiêu hóa và không rơi vào đường thở, gây sặc.
Quá trình nhai giúp tiết ra chất men Amlase, làm chín một phần tinh bột ngay từ miệng. Nếu nhai chậm, chính trong quá trình nhai, cơ thể đã hấp thụ ngay một số chất dinh dưỡng. Nhưng nếu ăn quá nhanh, ngoài việc không hấp thụ được dinh dưỡng trong thức ăn, không ngon miệng còn gây ra nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.
Khi đó, não bộ chưa bắt kịp được tín hiệu từ dạ dày, dạ dày không kịp tiết ra dịch vị và điều khiển sự co bóp sẽ khiến người ăn cảm giác đau nhẹ, tức vùng thượng vị, chướng bụng khó tiêu. Lâu ngày, chúng sẽ gây nên viêm loét dạ dày tá tràng.
Thảo Nguyên (Theo Boldsky)