Trong y học cổ truyền được xếp vào chứng thống kinh, là do sự mất điều hòa khí huyết ở hai mạch nhâm và xung. Bấm huyệt có thể đem lại sức khoẻ vốn có cho chị em trong những ngày "đèn đỏ".
|
Ảnh minh họa. |
Trước kỳ kinh hoặc khi có cơn đau bấm day sâu, nhẹ nhàng huyệt thái xung 3 - 5 phút, sau đó lần lượt bấm các huyệt huyết hải, tam âm giao, tử cung 1 - 3 phút, sau đó nắm tay nắm đấm xát giáp tích L1 và L2 cho ấm nóng lên là được. Ngày có thể tác động 1 - 2 lần. Dưới đây là vị trí và tác dụng của các huyệt.
Tam âm giao: Nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay. Trên lâm sàng có tác dụng trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều...
Huyết hải: Nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1 thốn vào phía trong 2 thốn. Huyệt này có công năng khứ ứ huyết, thúc đẩy chức năng của tỳ trong việc kiểm soát sự lưu thông huyết dịch...
Tử cung: Dưới rốn 4 thốn, đo sang 2 bên mỗi bên 3 thốn, có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, thống kinh, xung huyết tử cung...
Thái xung: Sau khe giữa ngón chân 1 và 2 đo lên 1,5 thốn huyệt chỗ hõm tạo nên bởi 2 đầu xương ngón chân cái và ngón liền kề, có tác dụng bình can, lý huyết, sơ tiết, thấp nhiệt ở hạ tiêu, thanh can hỏa, trị đau bụng kinh...
Giáp tích L1 - L2: Từ xương sườn cụt thứ 12 gióng ra sau lưng. Đây là khu phản xạ thần kinh của tử cung, tác động vào giáp tích có tác dụng ôn ấm tử cung giảm đau.
Chú ý: Không ăn đồ chua, cay nóng... vì tăng co bóp tử cung gây lượng kinh nhiều và kéo dài, tăng cơn đau. Có thể dùng ngải cứu hơ các huyệt trên để tăng tác dụng.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Lương y Chu Văn Tiến (Hội Đông y Vĩnh Tường)