Lý do trẻ ngán sữa
Từ 4 tuổi trở đi, trẻ đã bắt đầu phát triển tư duy và nhận thức. Bởi vậy, khi không thích sữa, trẻ có thể phản ứng từ chối rất rõ ràng qua lời nói, hành động, thái độ… Để giải quyết vấn đề ngán sữa cho trẻ trong giai đoạn này một cách khoa học, các mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên do. Dưới đây là 4 nhóm nguyên do chính:
Ảnh hưởng từ bệnh lý: Những bệnh về tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến việc uống sữa ở trẻ. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy, các men vi sinh bảo vệ ruột đã “hy sinh” một lượng đông đảo, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột, gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng khác đi kèm như khó tiêu, chướng bụng,… Từ đó tạo nên cảm giác ngán sữa ở trẻ.
Chế độ
dinh dưỡng không phù hợp: Đây là lý do phổ biến nhất mà mẹ thường ít để ý. Với suy nghĩ con phải ăn nhiều để khỏe mạnh đặc biệt trong nhóm tuổi đang phát triển (từ 4-11 tuổi), các mẹ thường chuẩn bị cho con một “lịch thực” dày đặc làm trẻ rơi vào tình trạng không kịp tiêu hóa thức ăn hoặc dư đạm khiến bé không còn nhu cầu nạp thêm năng lượng từ sữa. Khi quá trình này diễn ra thường xuyên trẻ sẽ mất dần sự hứng thú với sữa. Từ đó, khái niệm uống sữa chủ động ở trẻ cũng trở nên xa vời.
|
Một hương vị sữa quen thuộc rất dễ làm bé ngán và chán sữa |
Hương vị sữa quá quen thuộc: Con được uống sữa từ khi mới sinh cho tới bây giờ, vì vậy hương vị sữa đã trở nên quá quen thuộc. Mặt khác, dù con đã lớn và có những ý thích ăn uống riêng, nhưng mẹ vẫn nghĩ con còn nhỏ và cần được mẹ quyết định về nhiều chuyện, kể cả việc chọn hương vị sữa để uống mỗi ngày. Bên cạnh đó, đa số các mẹ rất e ngại khi quyết định thay sữa mới vì nghĩ rằng nên để con uống ổn định một vị sữa. Cứ như thế, mỗi ngày trẻ phải ngao ngán uống sữa như một nhiệm vụ đầy nhàm chán.
Tác động
tâm lý: Con ngán sữa, mẹ ép, con vẫn ngán sữa, mẹ tiếp tục ép đi kèm thái độ không đúng như dọa nạt, đánh đòn… Với trẻ từ 4 tuổi trở lên, chuyện này dễ dẫn đến “xung đột” giữa mẹ và con, khiến trẻ phải uống sữa trong trạng thái ức chế, thụ động đâm ra ác cảm với sữa và sẵn sàng từ chối nếu có cơ hội.
|
Cha mẹ nên lắng nghe con để tìm ra giải pháp giúp con uống sữa chủ động mỗi ngày |
Giúp con uống sữa chủ động
Tâm lý chung ở các mẹ khi con ngán hoặc biếng sữa thường lo lắng thái quá hoặc nhanh chóng tìm kiếm những giải pháp mới giúp con yêu sữa trở lại, tuy nhiên cũng có mẹ cho đây là vấn đề không quá nghiêm trọng, ngán rồi sẽ hết ngán. Mỗi phản ứng của mẹ sẽ có mặt tích cực và tiêu cực tác động trực tiếp lên trẻ. Trong đó, lo lắng thái quá dễ dẫn đến tâm lý căng thẳng ở mẹ tạo áp lực về chuyện uống sữa với trẻ bằng nhiều thái độ như la mắng, so sánh, đánh đòn... Mẹ quên rằng càng áp lực trẻ càng không thích sữa.
Khi tìm kiếm bí quyết khắc phục tình trạng biếng sữa, mẹ thường vấp phải một sai lầm chung, nôn nóng và thiếu kiên nhẫn. Mẹ dùng cách này không hiệu quả lại chuyển sang phương pháp khác hoặc phối hợp chúng theo cách không khoa học. Chính việc thay đổi phương pháp liên tục đã không cho cơ thể và hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian thích nghi đã dẫn đến phản ứng ngược không mong muốn.
Khi con ngán sữa là lúc mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và lắng nghe con nhiều hơn để cùng bé khắc phục vấn đề vì sữa là thực phẩm bổ sung cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí não. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề nghị trẻ em nên uống 500-700 ml sữa (tương đương 3 hộp sữa) mỗi ngày để đảm bảo các dưỡng chất cho cơ thể. Vậy nên mẹ cần tránh chủ quan trong cách giải quyết vấn đề con ngán sữa.
PV