Lần đầu tiên, Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện trên trang bìa Tạp chí TIME là vào ngày 17/6/1966. Đây là lúc chính quyền Mỹ đưa một lực lượng lớn quân vào tham chiến trên bộ ở miền Nam Việt Nam được 1 năm.
|
Đại tướng Võ Nguyên Giáp – bậc thầy quân sự Việt Nam đã trở thành gương mặt ảnh bìa cho nhiều ấn phẩm danh tiếng như Tạp chí TIME, cuốn sách Chiến thắng bằng mọi giá...
|
Bài viết có bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở trang bìa đã dành nhiều câu chữ thuật lại thân thế và sự nghiệp của Tướng Giáp. Một trong những điểm nhấn của bài viết là chiến thắng trước 12.000 quân Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954. Chiến thắng này đã giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở thành vị chỉ huy hiện đại đầu tiên của một nước châu Á đánh bại đội quân xâm lược hùng mạnh của chế độ thực dân châu Âu.
Thêm vào đó, TIME đã so sánh Tướng Giáp giống như Napoleon của Việt Nam và trích dẫn câu nói nổi tiếng của ông "Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh", như kim chỉ nam của quân đội Việt Nam thời kỳ này.
Bài báo của TIME còn đưa ra nhận định, so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, cuộc chiến hiện tại của tướng Giáp gặp nhiều khó khăn hơn bởi sự tham chiến của lực lượng “Kỵ binh bay” của Mỹ, với chiến thuật tấn công bằng các phi đội trực thăng có sức hủy diệt khủng khiếp. Trước bối cảnh đó, một số nhà quan sát, nhà bình luận quân sự bày tỏ mối quan tâm liệu tướng Giáp sẽ đưa ra sự lựa chọn như thế nào cho cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam.
Đến ngày 9/2/1968, chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất hiện lần thứ hai trên trang bìa của Tạp chí TIME. Đây là lúc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 vừa kết thúc.
|
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa của tạp chí TIME ngày 9/2/1968.
|
Khi đó, Chuẩn tướng John Chaisson cũng phải thừa nhận: "Đây là thực tế chiến đấu trên chiến trường… Cuộc tấn công rất thành công này được phối hợp tốt đáng ngạc nhiên”.
Cuộc tổng tiến công Mậu Thân diễn ra trên khắp miền Nam, gây bất ngờ lớn cho quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đây cũng là trận chiến mở đầu cho một đợt phản công toàn diện từ tháng 2 cho đến cuối năm 1968.
Lần thứ 3, tướng Giáp xuất hiện trên trang bìa ấn phẩm TIME là vào ngày 15/5/1972. Đây là giai đoạn mà phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ đã lên tới đỉnh điểm, cho thấy sự chán nản của dư luận Mỹ đối với cuộc chiến.
|
Tướng Giáp trên trang bìa Tạp chí TIME ngày 15/5/1972. |
Vào thời điểm đó, trận Thành cổ Quảng Trị đã trở thành bước ngoặt quan trọng trên mặt trận quân sự và ngoại giao, tạo tiền đề thuận lợi cho đoàn đàm phán Việt Nam tại Paris khiến Pháp phải đặt bút ký Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Ngoài 3 lần xuất hiện trên trang bìa Tạp chí TIME, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn xuất hiện trên các ấn phẩm danh tiếng khác.
|
Tướng Giáp trên trang bìa cuốn sách“Tướng Giáp: Người chiến thắng ở Việt Nam”.
|
Nhà văn người Mỹ Peter G. MacDonald đã viết cuốn sách có tựa đề
“Tướng Giáp: Người chiến thắng ở Việt Nam” (Giap: The Victor in Vietnam) sau chuyến thăm và phỏng vấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội năm 1990.
|
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trên trang bìa cuốn sách "Chiến thắng bằng mọi giá".
|
Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay là tác giả cuốn sách "
Chiến thắng bằng mọi giá". Trong tác phẩm này, ông đưa ra nhận định: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại...”.
|
Tướng Giáp trong cuốn "Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một cuộc đời" của Alain Rouscio.
|
Nhà sử học Alain Rouscio đã từng nhiều lần được gặp và trò chuyện với Đại tướng từ khi là phóng viên thường trú báo
Nhân đạo (L’Humanité) tại Việt Nam từ năm 1989 và sau này là nhà sử học. Nhờ những câu chuyện trong những lần gặp gỡ với vị tướng quân sự lỗi lạc của Việt Nam, ông Rouscio đã viết nên tác phẩm mang tên
"Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một cuộc đời". Ông đã giới thiệu "đứa con tinh thần" của mình với công chúng vào mùa hè năm 2011.
Chia sẻ cảm nhận khi viết cuốn sách trên, ông Rouscio cho biết, bản thân rất may mắn khi được nghe Đại tướng thuật lại cuộc đời ông, những trận chiến của ông, tinh thần dân tộc nảy sinh trong ông từ khi còn trẻ và ông đã thành chiến sỹ cộng sản ra sao. Hay những sự kiện lịch sử như sự ra đời của Việt Minh, Cách mạng tháng Tám… Với những câu chuyện do đích thân "huyền thoại sống" kể lại đã giúp Rouscio khắc họa hình ảnh của Tướng Giáp vô cùng chân thực và sống động.
Theo Rouscio, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người rất dễ gần, thân thiện. Ông là một người con của dân tộc Việt Nam, mang trong mình tình yêu dân tộc sâu sắc và gắn bó chặt chẽ với lý tưởng cộng sản.
|
Cuốn sách "Tướng Giáp – Núi lửa dưới băng tuyết" (Giap: Volcano Under Snow) của John Colvin.
|
Một ấn phẩm nổi tiếng khác viết về Tướng Giáp là cuốn: "Tướng Giáp – Núi lửa dưới băng tuyết" (Giap: Volcano Under Snow) của John Colvin. Tác giả này là nhà ngoại giao người Anh từng hoạt động tại Hà Nội những năm 1960.
Tâm Anh (tổng hợp)