Khu chôn cất thời tiền sử này có niên đại khoảng 4.000 năm, trước khi chữ viết xuất hiện tại đây. Các chuyên gia đã khai quật hàng trăm ngôi mộ thời tiền sử, trong đó có một số người bị đem hiến tế.
Từ giữa tháng 8 - 11/2009, các nhà khảo cổ đã khai quật được gần 300 ngôi mộ cổ, tổng thể từ năm 2008 - 2010 đã có hàng trăm ngôi mộ được tìm thấy ở nơi đây.
Những ngôi mộ được đào sâu bên dưới mặt đất và nằm hướng về phía Tây Bắc. Trong một số ngôi mộ còn có cả những hốc nhỏ gần chỗ người chết là nơi đặt những món đồ gốm thủ công tinh xảo. Các nhà khảo cổ phát hiện thấy rằng những ụ đất trầm tích bao phủ lên các ngôi mộ nhằm để đánh dấu vị trí của những ngôi mộ này.
|
Đây là bộ hài cốt của một phụ nữ trưởng thành nằm hướng về phía Tây Bắc được phát hiện ở khu chôn cất thời tiền sử ở Trung Quốc. |
Bên cạnh đó, các nhà khảo cổ còn phát hiện ra toàn bộ những người trong cùng một gia đình được chôn cùng nhau và đều nằm hướng về phía Tây Bắc. Họ được chôn cùng với rất nhiều vật dụng bao gồm dây chuyền, vũ khí và đồ gốm trang trí.
Việc hiến tế người thường phát hiện tại các ngôi mộ cổ đại. Các nhà khảo cổ học sau khi nghiên cứu một ngôi mộ cổ, cho biết: “ Trong một ngôi mộ, thi thể những người bị đem đi hiến tế thì chân tay không thể duỗi thẳng và khuôn mặt của họ sẽ hướng về các hốc nhỏ bên cạnh. Các bộ xương được bảo quản tốt và ước tính những người này chết khi chỉ mới khoảng 13 tuổi".
Những đồ vật được tìm thấy trong các ngôi mộ bao gồm bình gốm trang trí được khắc chạm tinh xảo. Một số bình gốm được chạm khắc hình chữ O và một số khác lại được khắc lên những đường lượn sóng ở gần cổ bình.
Các chuyên gia cũng phát hiện ra một số tạo tác dùng để làm vũ khí. Những chiếc kiếm lưỡi cong bằng đồng, chiếc chùy bằng đá - một vũ khí không sắc bén nhưng có thể làm vỡ hộp sọ người, dao găm và dao cắt là những hiện vật được tìm thấy trong các ngôi mộ.
Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết những người được chôn cất trong các ngôi mộ này là người Qijia. Người Qijia từng sử dụng những hiện vật được chạm khắc như trên và sinh sống ở thung lũng thượng sông Hoàng Hà.
Tâm Anh (theo LS)