Dưới đây là dự đoán xu hướng đề thi THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015 và các cơ sở của những dự đoán này.
Phân tích cấu trúc đề thi đại học môn Hóa từ năm 2010 - 2014
So với các môn học khác, đề thi môn Hóa học có những điểm khác biệt sau:
- Sự phân chia chỉ rõ ràng giữa Hữu cơ và Vô cơ, còn lại, nhìn chung các kiến thức đều có tính liên thông chặt chẽ với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh. Rất khó để bỏ đi phần kiến thức nào trong quá trình ôn tập.
- Mọi kiến thức đều có thể được đưa vào trong đề thi, từ những vấn đề nhỏ nhặt nhất trong sách giáo khoa như cấu tạo, ứng dụng… và bao gồm cả kiến thức của lớp 10 và 11 (chứ không chỉ tập trung trong chương trình lớp 12 như các môn khác).
- Sự phân hóa trong đề thi môn Hóa học cũng đầy tính “bất ngờ”, câu hỏi khó của đề thi có thể rơi vào bất cứ phần nào và thay đổi qua từng năm (chứ không rõ ràng như câu Bất đẳng thức của đề thi môn Toán). Chính vì lý do đó mà môn Hóa học dễ mang lại cảm giác “vừa dài, vừa rộng, vừa sâu” và làm nản lòng không ít bạn học sinh.
Phạm vi đề thi đại học môn Hóa học được chia thành 15 nội dung kiến thức, trong đó, 5 phần kiến thức thường xuyên xuất hiện câu hỏi khó là:
- Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và hợp chất (4-6 câu).
- Bài tập Fe, Cu và tổng hợp nội dung kiến thức hoá học vô cơ thuộc chương trình phổ thông (7-11 câu).
- Anđehit, xeton, axit cacbonxylic (3-7 câu).
- Amin, amino axit, protein (4-5 câu).
- Tổng hợp nội dung kiến thức Hoá học hữu cơ thuộc chương trình phổ thông (4-7 câu).
|
Cấu trúc đề thi Đại học môn Hóa từ 2010-2014. |
|
Dự đoán đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2015 - ảnh 1. |
|
Dự đoán đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa 2015 - ảnh 2. |
Nhận định xu hướng ra đề thi THPT Quốc gia môn Hóa năm 2015
Dựa vào Phân tích cấu trúc đề thi đại học từ 2010 - 2014 và quy chế thi THPT quốc gia (được ban hành chính thức ngày 26/2/2015), nhận định xu hướng đề thi THPT quốc gia môn Hóa học sẽ đáp ứng những yêu cầu sau:
- Theo quy định quy chế thi THPT quốc gia ban hành ngày 26/2/2015, đề thi THPT môn Hóa học được ra dưới hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.
- Đề thi có 2 nhóm câu hỏi trộn lẫn vào nhau, không tách biệt phần dùng để xét tốt nghiệp và phần để phân hóa xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh phải đọc hết cả đề thi để biết câu hỏi nào dễ và câu hỏi nào có để bố trí thời gian làm bài hợp lý.
- Nhóm câu hỏi một có độ khó tương tự như kì thi tốt nghiệp THPT và GDTX của năm 2014. Bộ sẽ cân nhắc đến khối GDTX, đảm bảo thí sinh lực học trung bình, thậm chí hơi yếu nhưng có sự cố gắng thì hoàn toàn làm được và đủ điều kiện để xét tốt nghiệp.
- Nhóm câu hỏi hai là nhằm phân hóa kết quả thi, nhờ đó mới xét tuyển ĐH-CĐ và giống đề thi ĐH-CĐ 2014. Mẫu thi có mẫu câu hỏi cơ bản và nâng cao.
Theo Hocmai.vn