Ông Zhu, 66 tuổi, đến từ Đài Trung, Đài Loan, Trung Quốc cùng những người bạn tổ chức ăn uống. Trong bữa ăn, ông cùng bạn bè đã uống máu hươu. Ông Zhu và bạn bè có chia sẻ với nhau rằng uống máu hươu có thể tăng cường sức khỏe, đặc biệt là trong "chuyện ấy" nên ông Zhu càng tích cực uống.
Ông Zhu hy vọng sau khi uống xong thứ giúp tăng cường sinh lực này có thể về nhà thoải mái "chiều" vợ trẻ. Tuy nhiên trái với mong đợi, sau khi uống thứ được coi là "thần dược phái mạnh", ông Zhu về nhà và bị sốt, đau bụng dữ dội. Các triệu chứng kéo dài suốt hai ngày trước khi ông được gửi đến bệnh viện.
|
Ông Zhu uống máu hươu để tăng cường sinh lực. (Ảnh minh họa) |
Sau khi kiểm tra, ông Zhu được chẩn đoán bị sốc nhiễm trùng huyết và suy đa tạng, có thể mất mạng. Sau hai ngày nhập viện, báo cáo cấy máu cho thấy báo cáo cấy máu cho thấy nó đã kháng với Escherichia coli. May mắn thay, sau một tuần nhập viện, ông đã hồi phục và thề không bao giờ dám uống máu động vật nữa.
Bác sĩ Chen Hongzhi, làm việc tại Khoa Thận, Bệnh viện Đại học Châu Á, nói rằng bệnh nhân sốc nhiễm trùng huyết không phải là hiếm gặp trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, việc bệnh nhân vừa bị sốc nhiễm trùng vừa bị suy đa tạng như ông Zhu khi đến bệnh viện là điều rất bất thường.
|
Ông Zhu nhập viện vì bị sốc nhiễm khuẩn huyết. |
Vợ của ông Zhu cũng thừa nhận rằng chồng bà thường có thói quen ăn các thực phẩm sống vì muốn cải thiện chức năng sinh lý. Khi dùng bữa với bạn bè, ông đã uống 30cc máu hươu. Bạn bè của ông sau đó cũng gặp tình trạng tương tự nhưng may mắn không có vấn đề nghiêm trọng nào, chỉ có ông Zhu bị biến chứng nghiêm trọng và thậm chí suýt mất mạng.
Bác sĩ Chen Hongzhi cho biết ngày nay, nhiều người vẫn tin rằng uống máu của hươu, nai, rắn, chim sẻ… sẽ giúp ích lớn cho việc cải thiện đời sống tình dục. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của y học hiện đại thì quan niệm này hoàn toàn không có cơ sở.
Thứ nhất, một số loài động vật như rắn sẽ có một thời kỳ mang hàm lượng độc tố cao trong máu. Chính vì vậy, việc uống huyết động vật có thể vô tình đưa độc tố vào cơ thể mình. Nếu hàm lượng chất độc nhỏ sẽ gây kích thích tim, hoại tử các vết thương, các điểm bị viêm nhiễm, dẫn đến nhiễm trùng kỵ khí; hàm lượng chất độc lớn có thể gây tử vong.
Thứ hai, trong máu động vật còn có nhiều loại vi khuẩn ký sinh như tụ cầu khuẩn vàng (Staphylococcus Aureus), vi khuẩn salmonella, vi khuẩn shigella và các loại vi-rút gây bệnh mà các loại rượu có nồng độ cồn từ 29 - 400, nhất là khi đã ngâm hoặc pha huyết rắn, không thể diệt được độc tố, vi khuẩn có trong các loại máu.
Bác sĩ Chen Hongzhi nhắc nhở không nên ăn thực phẩm sống không rõ nguồn gốc. Nên nấu rau và thịt chín. Khi chế biến, cũng nên vệ sinh sạch sẽ thớt và dao làm thịt sống. Để đồ sống và chín riêng để tránh lây nhiễm chéo mầm bệnh. Điều quan trọng nhất là đừng tin vào các thực phẩm được gắn mác "tăng cường sinh lực" mà không có bất cứ sự đảm bảo nào từ chuyên gia. Nếu bạn bị rối loạn chức năng tình dục, bạn nên tìm cách điều trị tiết niệu.