Như bao ngành nghề khác, sản xuất ôtô luôn chịu áp lực doanh số. Các dây chuyền lắp ráp hàng loạt phải cực kỳ nhanh nhạy để kịp thời cung ứng thị trường. Tuy nhiên, một khi dính lỗi, hậu quả lại rất thê thảm và tràn lan trên diện rộng. Sau đây là 5 câu chuyện đáng buồn của các nhà sản xuất vô tình sai sót và đã hứng chịu hậu quả.
1. GM thu hồi công tắc mồi bị hư
Mặc dù gặt hái thành công tài chính trong năm nay, GM rất ẩu tả trong việc lắp ráp công tắc ngòi khởi động bị lỗi trên nhiều mẫu sedan và crossover. Các linh kiện lỗi khi hoạt động sẽ tắt hết mọi kết nối với túi khí, hệ thống trợ lực và phanh. Sai lầm chết người trên khiến GM phải bồi thường cho hơn 40 nạn nhân tử vong, thu hồi hàng triệu xe và đối mặt với vô số lời buộc tội trước tòa. Tổng thiệt hại ước tính lên tới 2,5 tỷ USD. Tháng 5 vừa qua, GM đã chi 35 bù đắp thiệt hại nhưng vẫn chưa thoát tội khỏi Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, nhà sản xuất đã lên lịch cho 80 đợt thu hồi sửa chữa. Tới ngày 15/12/2014, công ty đã giải quyết cho 26,8 triệu chiếc xe (tại Hoa Kỳ).
2. Cú phốt túi khí Takata
Loạt túi khí an toàn dán nhãn Takata đã lôi kéo 10 nhà sản xuất xe vào một cơn đau đầu trên diện rộng. Theo đó, ngăn chứa túi khí có nguy cơ phát nổ, đồng thời làm tung tóe các mảnh vụn kim loại/nhựa vào mặt người tiêu dùng, dẫn tới cái chết còn nhanh hơn dư chấn bởi bất kỳ vụ đụng xe nào. Hiện có 5 ca tử vong được xác nhận do túi khí lỗi gây nên, làm gia tăng con số thu hồi xe ở Mỹ lên 11 triệu chiếc và trên toàn thế giới lên 20 triệu chiếc. Các nhà làm luật vẫn tiếp tục đẩy trách nhiệm chính sang Takata trong khi nhà sản xuất hứng chịu nhiều hậu quả nhất trong đợt này chính là Honda.
3. Fiat và Chrysler "lên sàn"
Phi vụ mua lại Chrysler của ông chủ người Ý hoàn thành, đẻ ra tên mới cho công ty mẹ: Fiat Chrysler Automobile (FCA). Ngay lập, tức FCA đã xuất hiện trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Tuy nhiên, sau đó FCA biến mất và trở lại cùng hai phiên bản mới FCA US và FCA Italy. Nguyên do của sự thay đổi một phần FCA có dấu hiệu đi xuống, trước khi chính phủ quyết định kiểm soát giúp doanh số của Fiat US tăng lên 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
4. SUV tái xuất giang hồ
Từng được gán cho biệt danh "ngốn xăng" và chịu lép vế trước các xe đời mới, mẫu SUV quay trở lại thị trường với ngoại hình gần giống xe hơi hơn là xe tải. Công nghệ tiên tiến là chìa khóa giúp các nhà sản xuất tự tin nhào nặng những chiếc SUV nhẹ nhàng nhưng cũng không tốn nhiều nhiên liệu. Chưa hết, các mẫu SUV 2014 ra đời đánh dấu phân khúc thị trường mới SUV thành thị (city-sized SUV) dành cho người dùng dư dả tiền của muốn đầu tư thêm không gian nội thất. Honda, Fiat, Mazda, Jeep và Chevrolet là những tên tuổi chuẩn bị đưa SUV thành thị của mình ra thị trường vào năm 2015.
5. Giá xăng giảm mạnh
Giá xăng trung bình trên thị trường Mỹ năm nay giảm xuống còn 2,52 USD (trên 1 gallon), thấp hơn so với 3,23 USD (trên 1 gallon) của năm ngoái. Không ai khác, chính các mẫu hybrid góp phần đẩy giá xăng đi xuống. Hiện thời thì hybrid rất mắc nhưng trong tương lai, nó sẽ rẻ hơn và giá xăng có thể tiếp tục xuống nữa.
T.H (The freep)