Khi chị Hải lấy trộm tiền thì bị người chồng (chưa có đăng ký kết hôn) phát hiện, sợ bị chồng đánh (đã bị đánh thương tích nhiều lần) nên Hải bỏ chạy, người chồng là Chu Bá Minh đuổi theo hô hoán “cướp! cướp!”, đúng lúc đó công an tuần tra Công an phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai đã bắt giữ hai người về trụ sở làm rõ…
|
Trong ảnh bị cáo mặc áo hồng, phía sau là người cha già tội nghiệp từ Thanh Hóa bắt xe đò lên Hà Nội gặp con tại toà. |
Kết quả người vợ bị khởi tố, truy tố với tội danh “trộm cắp tài sản” được quy định tại Khoản 2 của điều luật này. Sau đó, trong lời khai của mình, chị Hải cho biết, vì anh Minh không chịu đưa tiền cho chị để trả nợ tiền xây nhà dù trước đó anh Minh đã hứa đưa cho chị 100.000.000 đồng, nên chị nghĩ rằng cứ lấy đi trả nợ, cùng lắm cũng bị chồng đánh một trận là xong, chị không nghĩ anh Minh lại báo công an.
Do nhiều ẩn khuất và chị Hải không biết chữ nên gia đình có nhờ luật sư Trương Anh Tú – Đoàn luật sư Hà Nội làm người bảo vệ quần lợi hợp pháp cho bị cáo Hải và PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư này, để hiểu rõ hơn về sự việc.
Luật sư Trương Anh Tú cho biết: “Tình trạng gia đình, hai người "rổ rá cạp lại" sống với nhau từ 2004 có hai mặt con, đều là con trai, cả hai cùng là người lao động chân tay tại bến xe Giáp Bát. Ngày 28/9, tại TAND quận Hoàng Mai, Hà Nội sẽ tiến hành mở phiên xét xử vụ án trộm cắp này”.
Ngoài ra, luật sư Trương Anh Tú cũng thông tin: “Trước đó, tòa cũng đưa ra xét xử nhưng tôi đề nghị hoãn vì nhiều lý do bất lợi cho bị hại. Do chị Hải không biết chữ nhưng cơ quan điều tra vẫn làm việc với chị này… mà không có luật sư hay người thân bảo hộ.
Hơn nữa, chị Hải cũng được công nhận là vợ của anh Minh và sinh cho anh này hai người con. Vấn đề này, anh Minh cũng thừa nhận là chị Hải sinh cho anh ta hai người con và đang mang họ anh này. Nên việc chị Hải được cho là lấy trộm tiền anh Minh là không thể”.
Theo luật sư Trương Anh Tú, tội trộm cắp tài sản Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015:
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
Ads by AdAsia
End of ad break in 172 s
You can close Ad in {40} s
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
Theo Hải Ngọc/Infonet