UBND tỉnh được quyền cho DN vốn nước ngoài thuê đất trồng rừng

Google News

(Kiến Thức) - Luật Lâm nghiệp vừa được Quốc hội thông qua với tỉ lệ 87,78% qui định UBND cấp tỉnh được quyền cho doanh nghiệp vốn nước ngoài thuê đất để trồng rừng.

Trong phiên làm việc sáng nay, với 431 Đại biểu bấm nút tán thành, chiếm tỷ lệ 87,78%, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Lâm nghiệp, thay thế tên Luật Bảo vệ và Phát triển rừng thành Luật Lâm nghiệp gồm 12 Chương và 108 Điều.
Trong Luật lâm nghiệp mới được thông quá, đáng lưu tâm là các mục quy định về cá nhân, tổ chức được quyền sở hữu rừng (chủ rừng). Cụ thể:
Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ; Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; Đơn vị vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây viết chung là đơn vị vũ trang); Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp; Hộ gia đình, cá nhân trong nước; Cộng đồng dân cư; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.
UBND tinh duoc quyen cho DN von nuoc ngoai thue dat trong rung
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Zing.vn
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; Cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê đất để trồng rừng sản xuất.
Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân; Giao rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư.
Chính phủ quy định chi tiết việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng.
Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Quốc hội quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng dưới 50 héc ta; rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới từ 20 héc ta đến dưới 50 héc ta; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 20 héc ta đến dưới 500 héc ta; rừng sản xuất từ 50 héc ta đến dưới 1.000 héc ta.
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển dưới 20 héc ta; rừng sản xuất dưới 50 héc ta; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.
P.H