Tồn đọng hồ sơ sau chiến tranh: Sự vô cảm và thiếu trách nhiệm

Google News

Việc tồn đọng hồ sơ sau chiến tranh còn nhiều nghịch lý khi mà cơ quan chức năng đã phát hiện còn đường dây làm giả hồ sơ, giấy tờ để trục lợi...

Tình trạng tồn đọng hồ sơ sau chiến tranh đang làm cho hàng vạn gia đình là thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh phải mòn mỏi chờ đợi chế độ chính sách ưu tiên của Nhà nước.
Nhưng trong quá trình thực hiện chính sách này, đã phát sinh nhiều đường dây làm giả hồ sơ, giấy tờ để trục lợi chính sách đang gây những bất bình trong dư luận nhân dân.
Ton dong ho so sau chien tranh: Su vo cam va thieu trach nhiem
 Ông Nguyễn Tiến Lãng
Vài tháng nay, ngôi nhà 2 tầng khá rộng rãi của ông Nguyễn Tiến Lãng, 79 tuổi, ở xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh luôn đầy ắp tiếng cười vì có nhiều vị khách không mời mà đến. Trong đó có cả phóng viên báo chí trung ương và địa phương.
Gặp ông trong dịp tháng 7 này, chúng tôi không ngờ rằng ở cái tuổi xưa nay hiếm như thế này mà ông vẫn có thể để lại cho đời một việc làm hết sức ý nghĩa. Đó là ông đã cùng với người bạn già Nguyễn Công Uẩn, 80 tuổi, ở xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành nhiều năm liền lặn lội thu thập thông tin để lật tẩy hàng trăm trường hợp ở địa phương hưởng chính sách người có công không đúng quy định.
Ton dong ho so sau chien tranh: Su vo cam va thieu trach nhiem-Hinh-2
Ông Nguyễn Công Uẩn 
Với ông Uẩn, dù câu chuyện đã qua, nhưng khi kê lại chuyện này, ông vẫn còn bức xúc: “Huyện Thuận Thành bé nhỏ thế mà có tới 2 ổ “cò mồi” chạy làm thương binh giả hoạt động công khai, mua bán theo tỷ lệ %. Tôi thu thập từ năm 2003 đến năm 2010 mới hợp tác với ông Lãng để đấu tranh. Chúng tôi cung cấp hàng trăm hồ sơ cho Bộ.
Nhiều người có công thực sự thì không được công nhận, còn người không có công trạng gì lại được đền ơn đáp nghĩa đó là sự bất công, uống nước nhớ nguồn một cách phi lý, cho nên chúng tôi biết có gian dối mà không báo cáo thì là có lỗi. Chúng tôi làm không phải vì mong khen thưởng gì”.
Từ thông tin cung cấp của ông Lãng và ông Uẩn ở huyện Thuận Thành, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã vào cuộc và phát hiện tại tỉnh Bắc Ninh có tới 2.745 trường hợp làm giả hồ sơ để hưởng chế độ thương binh. Cũng từ đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tổ chức kiểm tra, rà soát lại hơn 60.000 hồ sơ trong cả nước và đã phát hiện hơn 1.800 trường hợp làm giả hồ sơ để trục lợi chính sách.
Không chỉ có những “đường dây” làm giả hồ sơ thương binh, chất độc da cam, thanh niên xung phong… để trục lợi, mà tệ hại hơn, nhiều năm nay đã có không ít đối tượng lợi dụng việc tìm hài cốt liệt sĩ để làm giàu bất chính. Trong đó, điển hình nhất là vụ Nguyễn Văn Thúy – tức “cậu Thủy” cách đây 3 năm, đã mạo danh là nhà ngoại cảm để lừa nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ rồi đút túi hàng tỷ đồng bằng những việc làm thất đức, vô lương tâm là lấy trộm hài cốt liệt sỹ vô danh, làm giả mộ liệt sỹ.
Trong khi đó, có một thực tế là rất nhiều người thực sự có công với cách mạng nhưng đến nay vẫn chưa được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Theo ý kiến cuả một số cựu chiến binh thuộc diện tồn đọng hồ sơ tại xã Thái Dương, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, hành trình đi làm giấy tờ để chứng nhận được đúng là thương binh không hề đơn giản, bởi rất nhiều lý do.
“Thiếu chức danh của người viết cho mình giấy chứng thương, về đơn vị cũ để lấy lại chức danh đó thì tôi xin chịu. Bởi vì lúc người ta viết cho tôi thì cũng tầm tuổi tôi bây giờ, nếu có còn cũng phải hơn trăm tuổi, không thể nào còn được. Tôi bị thương chân trái nhưng giấy tờ lại ghi là chân phải, vào đơn vị cũ thì giải tán rồi, trung đoàn trưởng cũng chết rồi, nên tôi cũng chịu.
Đến bây giờ tôi không còn giấy tờ gì. Huyện đội bảo là phải về đơn vị xin lại giấy tờ. 83 tuổi rồi mà đi từ đây vào đến Gia Lai, thì không biết là liệu có còn về được không?”- một cựu chiến binh bày tỏ.
Ông Bùi Văn Bảy, Chủ tịch UBND Xã Thái Dương, huyện Thai Thụy, tình Thái Bình cho biết, vướng mắc khó giải quyết nhất là mất giấy tờ, hoặc giấy tờ không rõ, không thể hiện đầy đủ chứng cứ để xem xét thẩm định. Trong khi đó, có những yêu cầu quá rườm rà, phức tạp về thủ tục giấy tờ mà các đối tượng này không đáp ứng được, ví dụ như không xin lại được xác nhận vì đơn vị cũ hiện đã giải thể. Vì vậy, nhiều người tuổi cao sức yếu, người đầy vết tích bom đạn vẫn cứ phải đi đi về về làm hồ sơ.
Ton dong ho so sau chien tranh: Su vo cam va thieu trach nhiem-Hinh-3
 Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định, chính sách người có công của ta được điều chỉnh liên tục theo từng giai đoạn, nhiều văn bản cũng có chỗ chồng chéo nên khi thực hiện đã có những nơi, những chỗ làm không đúng và bị lạm dụng. Do vậy, những bất cập hay nghịch lý, bất công đã xảy ra thời gian qua đều gây ra sự thiếu công bằng và phản cảm trong xã hội.
Ông Bùi Sỹ Lợi nói: “Quan trọng là người đó có tham gia cách mạng không, trên cơ thể có vết thương không thì giải quyết. Chứ bây giờ đi chấp những chuyện hành chính như đóng dấu thiếu chức danh này khác, để xử lý những việc lớn như vậy rõ ràng cần phải xem xét lại. Chính phủ kiến tạo thì phải cải cách thủ tục hành chính. Xử lý những vấn đề đó mà không có trách nhiệm, không có cái tâm thì không làm được”.
Thực tế, hàng nghìn hồ sơ người có công còn tồn đọng cũng là từng ấy trường hợp phức tạp khác nhau. Nhưng có những bộ hồ sơ người có công cứ nằm mãi trong ngăn tủ của các cơ quan, đơn vị hàng năm trời mà không được giải quyết thì đó là sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với cha ông.
Ton dong ho so sau chien tranh: Su vo cam va thieu trach nhiem-Hinh-4
Ông Ngyễn Duy Kiên- Phó cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 
Điều này, ông Nguyễn Duy Kiên, Phó Cục trưởng Cục Người có Công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội thừa nhận:“Bệnh chung của cán bộ xã, phường là vừa thiếu lại vừa yếu. Người làm được lại chuyển sang việc khác để làm. Cứ luân chuyển thế, mà trong bàn giao lại có thể không tránh được thiếu sót. Chính vì thế, có những hồ sơ tồn mấy chục năm. Hoặc là có những hồ sơ mà cán bộ đi công tác về là chuyển công tác… nên quên luôn, để trong ngăn tủ. Sau khi phát hiện ra thì đã hết thời hạn rồi”.
Thực tế này đang làm cho không ít người có công cảm thấy “tự ái”, thậm chí là bất mãn khi mình xứng đáng được hưởng chính sách nhưng lại phải chạy ngược xuôi như kiểu “đi xin”. Nếu thực tế này không được khắc phục và giải quyết thấu đáo, thì chắn chắn chính sách đền ơn, đáp nghĩa của Đảng và Nhà nước ta sẽ khó thực hiện được thành công./.
tồn đọng hồ sơ sau chiến tranh vẫn còn nghịch lý và bất công hình 5
Tồn
Hà Nam - Việt Hà-Lưu Huyền/VOV