Tội ác PolPot: Ký ức kinh hoàng về“miền đất chết” biên giới tây nam

Google News

(Kiến Thức) - Trở lại ký ức hơn 40 năm trước, Chỉ trong vòng gần 4 năm, Pol Pot đã tàn sát gần 3 triệu người Campuchia, xóa bỏ hầu hết cơ sở vật chất, xã hội và đẩy dân tộc Khmer trước thảm họa diệt vong. 

Đối với Việt Nam, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary xuyên tạc lịch sử, kích động thù hằn dân tộc, huy động hàng chục sư đoàn chủ lực cùng nhiều trung đoàn địa phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới nước ta. Đi đến đâu chúng tàn phá làng mạc, cướp bóc, giết hại dã man người dân, kể cả người già, phụ nữ, trẻ em; xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Chiến thắng chế độ diệt chủng Pôn Pốt là chiến thắng lịch sử và nhân dân Campuchia đã khép lại một trang sử đen tối, đau thương của dân tộc mình, thực hiện công cuộc hồi sinh đất nước và mở ra kỷ nguyên độc lập, hòa bình, tự do, phát triển. 

Ngày 7/1/1979, đã trở thành mốc son lịch sử của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, thủy chung, tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam-Campuchia.

Thời gian trôi đi, nhưng vết thương và tội ác chiến tranh do tập đoàn Pol Pot Ieng Sary gây ra vẫn khó có thể phai mờ theo thời gian, chuyện về cuộc chiến đẫm máu từ 40 năm trước vẫn còn in đậm trong ký ức của nhiều người. Vượt qua nỗi đau trong quá khứ, người dân vùng biên ngày nay luôn chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng quê hương, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và vun đắp thêm tình đoàn kết hữu nghị truyền thống giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.

Toi ac PolPot: Ky uc kinh hoang ve“mien dat chet” bien gioi tay nam
 Những tội ác thảm sát của giặc Pôn Pốt là không thể nào quên

Kỳ 1: Nấm mồ Tân Lập, tội ác của ai?

Hơn 40 năm trước, vụ thảm sát Ba Chúc gây rúng động cả thế giới loài người. Giờ ở Ba Chúc, đã có cả một khu tưởng niệm khang trang, khu trưng bày xương cốt của đồng bào, rồi nhiều vật chứng chứng tích tội ác Polpot cũng được trưng bày, cho thế hệ sau thấy được sự mất mát, đau thương của thế hệ trước, là cái giá cho những ngày bình yên này.

Mảnh đất Tân Lập (Tân Biên, Tây Ninh), tất cả không có gì khác ngoài một tấm bia chứng tích và mấy ngôi mộ, không hình ảnh, không hiện vật. Ở đó, hơn 40 năm trước, một vụ thảm sát man rợ  không kém cũng đã diễn ra,mà như một cựu binh đã kể lại: “gần như toàn bộ dân cư ấp Tân Thành, chỉ một vài người sống sót.Và vì ám ảnh bởi nạn diệt chủng nên lúc bình yên đã trở lại, nhiều người vẫn không dám trở về sinh sống. Thậm chí, cái tên gọi “Miền đất chết” đã xuất hiện trong nỗi ám ảnh kinh hoàng của họ. Mấy năm sau, mảnh đất Tân Lập vẫn còn hoang lạnh, tro tàn”.

Đó là vụ thảm sát đêm 24, rạng sáng ngày 25/9/1977. Chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ, lũ ác thú đã cướp đi sinh mạng của hơn 592 người dân vô tội.

 “Đau lắm! chúng nó đốt nhà, cướp bóc, hãm hiếp, chặt đầu, mổ bụng, chém giết hàng loạt. Trước khi bị đánh đuổi, chúng còn gài mìn, hoặc lấy lựu đạn mỏ vịt rút chốt sẵn và lấy những xác người nằm đè lên. Khi người sống lấy xác, nhấc thi thể lên thì lựu đạn nổ, thương vong tiếp diễn. Còn người đã chết thì lại bị chết đến lần thứ 2…”, ông Hai Ninh, một lái xe ôm được chúng tôi nhờ chỉ đường cho biết.

Toi ac PolPot: Ky uc kinh hoang ve“mien dat chet” bien gioi tay nam-Hinh-2
 Đường về mảnh đất Tân Lập

Năm trước, tôi có đến Tân Lập vào một buổi chiều. Ở trung tâm xã, nhà cửa san sát,phố xá đông người. Nhưng khi đi đến km số 39, nơi trọng điểm của vụ thảm sát đẫm máu khi xưa, chỉ thấy toàn những cánh rừng cao su bạt ngàn, mãi mới thấy một vài ngôi nhà lẻ tẻ.

Người lái xe ôm thở dài: “chú xem, cao su tươi tốt thế đó,nhưng ở dưới không biết còn bao nhiêu xác người bị vùi lấp, bao nhiêu linh hồn chưa được siêu thoát?”.

Cảnh vật đẹp thật, nhưng tôi vẫn có một cảm giác lành lạnh, u ám, khiến đôi chân như ríu lại. Tôi đã chảy nước mắt và bị ám ảnh bởi những gì đã được nghe. Ký ức là những khu vườn xơ xác với thân cây cháy xém, những mái nhà sụp đổ, những tiếng la thất thanh ai oán trong đêm tăm tối.

Tất cả những gì còn hiện hữu, chỉ có một tấm bia chứng tích được đặt trên nền trường tiểu học Tân Thành cũ. Tấm bia ghi rõ: “Thật vô cùng man rợ, quân Khơ me đỏ đã chặt đầu, mổ bụng, moi gan, xé xác trẻ em ném vào lửa, chôn sống, tàn sát tập thể, nhiều gia đình, nhiều căn hầm trú ẩn 16,17 người bị giết sạch, 592 người đã bị cướp đi mạng sống”.

Toi ac PolPot: Ky uc kinh hoang ve“mien dat chet” bien gioi tay nam-Hinh-3
Đài tưởng niệm vu thảm sát Ba Chúc 

Ông Nguyễn Văn Hạnh, ỏ đây người ta thường gọi là Ba Hạnh, nguyên chủ tịch xã Tân Lập năm 1977, khi được hỏi đến đã ôm mặt khóc nức nở, mãi một lúc sau mới bình tình kể lại mọi chuyện.

Ông kể, mới thoát khỏi chế độ Mỹ Ngụy chưa được bao lâu thì người dân Tây Ninh lại phải đối mặt với nạn diệt chủng PolPot. Trước đó, phía bên kia biên giới, quân Khơ me đỏ lại thỉnh thoảng gây ra những vụ xích mích lẻ tẻ.

Về sau, những hành động gây hấn ngày càng gia tăng. Một thời gian, dân Tân Lập không còn dám qua bên kia biên giới buôn bán 1 mình nữa, vì họ sợ nếu đi 1 mình sẽ bị bắt cóc, thủ tiêu.

Mặt khác, Polpot lại xua đuổi dân Campuchia tràn qua biên giới nước mình, trong đó không thiếu những tên trinh sát, mật thám. Có những đêm, ông Ba Hạnh cùng dân quân tự vệ đi tuần tra bắt được nhiều trường hợp người Cam tìm cách vượt biên qua lẻ tẻ, rồi cứ thế đi khắp thôn làng ngõ xóm. Biết chắc là chúng qua thăm dò tình hình, nhưng khi bị bắt lại khai với dân quân là qua Việt Nam thăm bạn và đặt hàng buôn bán, không có cách nào khác, ông Ba Hạnh đành ra lệnh thả về bên kia biên giới.

Thậm chí, có lúc lính Polpot còn trang bị vũ khí đầy đủ, kéo theo 1 xe jeep và 2 xe quân sự GMC kéo sang bao vây cả đồn biên phòng Lò Gò –Xa Mát, yêu cầu dời đồn về phía sau, và nói đó là đất của chúng. Tuy nhiên, các chiến sĩ biên phòng đã dứt khoát không nhân nhượng, lăm lăm súng ống, chờ sẵn trong công sự. Quân Polpot cũng nhờ, chỉ bao vây, hô hào ầm ĩ mấy tiếng rồi đành kéo về.

Đêm 24/9, tầm 12h đêm, ông Ba Hạnh mới trở về nhà nghỉ sau chuyến đi tuần tiễu cùng với các dân quân tự vệ. Trước đó mấy ngày, tình hình ở biên giới Campuchia  cách nhà ông mấy cây số thấy cũng khá yên ắng, không thấy có vụ việc xích mích hay gây hấn gì, dân hai phía biên giới đã buôn bán trở lại. Ông Ba Hạnh vẫn nghĩ là Polpot không dám đưa quân qua biên giới Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ mới đặt lưng nằm xuống, bất ngờ nghe thấy có tiếng hô hào, xôn xao ngay gần nhà, giữa đêm khuya thanh vắng.

 Lúc đó chỉ tưởng là dân chúng bắt trộm, ông Hạnh choàng dậy mò ra xem tình hình, nhưng chỉ mới đi ra đến cổng, thì một viên đạn pháo không biết từ đâu bay tới nổ ngay gần đó, sức ép khiến ông ngã dúi dụi, đến lúc lồm cồm bò dậy, chưa hiểu chuyện gì thì bắt đầu có tiếng súng nố.

Ông Hạnh thấy rất nhiều người dân ở phía tây bắc Tân Lập chạy ngược về phía mình, vừa chạy vừa kêu khóc ầm ỹ, người bế con, người chỉ mặc mỗi cái quần cộc, người thì lê lết ôm lấy cánh tay đầy máu vì trúng đạn. Bất chợt có một anh thanh niên xung phong chạy qua, thấy ông Ba Hạnh liền kêu lớn: “quân Khơ me đỏ đang giết người, đốt nhà đầu cây số 39 đó anh, chạy mau đi”.

Toi ac PolPot: Ky uc kinh hoang ve“mien dat chet” bien gioi tay nam-Hinh-4
 Ông Hạnh kể về những ký ức đau buồn

“ Tôi chạy ngược về ấp Tân Thạnh, chỗ km39, bởi ở đó còn rất nhiều bạn bè, anh em của mình. Giữa màn đêm đen thẫm, chỉ thấy lửa cháy đỏ rực bốc cao ngun ngút. Càng đến gần, tôi càng thấy nhiều xác chết của dân thường trúng đạn nằm lăn lóc bên vệ đường, có những người còn sống sót nhưng không đi nổi, kêu khóc thảm thiết, hòa lẫn với tiếng súng nổ, tiếng la hét. Những âm thanh tàn khốc, quái đản vang lên, vọng khắp đó đây, tạo thành một bản hòa âm vô cùng rùng rợn, cùng với mùi máu tanh hôi, mùi khét của xác chết bị đốt cháy, gió thổi xộc vào mũi đến lợm giọng, nghẹt thở”, ông Hạnh bùi ngùi.

Rồi một cơn giông tố bất thần ập đến, sấm chớp đùng đùng xen lẫn tiếng súng, mưa trút xuống rào rào. Trong ánh chớp, thấy thấp thoáng có đám lính Polpot võ trang súng máy đang áp giải mấy người dân quần áo xơ xác bắt xếp thành hàng ở cạnh đó, ông Hạnh chỉ kịp lao vào nấp trong bụi mía. Rồi một loạt tiếng súng khô khốc vang lên, không gian bỗng chốc yên ắng chỉ còn tiếng bước chân loạt xoạt.

Biết mình không có thể làm gì được trong lúc này, Ba Hạnh nghiến răng ken két, rồi lặng lẽ men theo luống mía trườn thật nhanh ra ngoài. Đến rừng cao su, ông cứ thế cắm đầu chạy thẳng một mạch, hướng về phía ấp Tha La, sâu trong đất liền, cách biên giới Việt Nam – Cam Pu Chia tầm 30km.

Còn tiếp…

Minh Hải