Lối đi nào cho các hộ nông dân riêng lẻ thời đại cách mạng 4.0:
Chúng ta là nước đang phát triển vì vậy phải lựa chọn cách làm phù hợp với cách mạng công nghệ 4.0; nhiều vùng nông thôn đã có kết nối điện thoại, internet, đây là một thành quả đáng ghi nhận, là nỗ lực của Chính phủ và nhiều bộ ngành. Cách mạng 4.0 thực chất là một cuộc cách mạng mới trên nền công nghệ thông tin, ở đó mọi người được kết nối được thông tin với nhau. Tới đây, Chính phủ có chủ trương xây dựng Hệ trí thức Việt số hóa.
Theo đó, tất cả các cách thức làm ăn hiệu quả sẽ được đưa lên đây, tất cả nông dân sẽ được kết nối với nhau thông qua hệ thống này. Đây sẽ là lối đi cho các hộ nông dân riêng lẻ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Vướng mắc nào trong việc cho vay vốn để phát triển nông nghiệp?
Hiện nay, cho vay phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC, chúng tôi cũng đã triển khai trước gói cho vay 100.000 tỷ của Chính phủ. Nhưng việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Ngân hàng hiện không thiếu vốn, còn dư nợ vốn để cho vay. Tuy nhiên đầu tư vào nông nghiệp CNC đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi đó đầu ra chưa đảm bảo. Đây là rào cản khiến cho việc cho vay bị vướng mắc.
Để tháo gỡ những khó khăn, ngân hàng cũng sẽ cố gắng linh hoạt. Với những nông dân cho rằng không tiếp cận được nguồn vốn, theo tôi cũng chỉ là một vài cá biệt.
Ông Phạm Toàn Vượng- Phó Tổng GĐ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Làm sao để không bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc?
Trung Quốc đang là thị trường lớn nhất, có sức tiêu thụ mạnh nhất. Lợi thế của chúng ta là nước láng giềng, lại có những mặt hàng nông sản mà nước bạn cần. Dẫn chứng cho thấy riêng mặt hàng nông sản tăng trưởng cao nhất, đạt 61%.
Việc một số sản phẩm của chúng ta bị ù ứ là do chủ yếu tiêu thụ qua kên không chính thống, đặc biệt là đường tiểu ngạch, đây là kênh mà cả ta và nước bạn đều không kiểm soát được chất lượng sản phẩm, không ký kết hợp tác giao thương nên khi nước bạn xiết chặt chúng ta lập tức gặp khó khăn.
Để không bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, cách duy nhất là chúng ta phải tích cực tìm kiếm, khai thác nhiều thị trường mới. Để xuất khẩu nông sản bền vững, ổn định, hiệu quả và tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định, Chính phủ đã và đang nỗ lực, kiên trì để mở rộng thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, trong đó có nông thủy sản và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bộ trưởng Bộ Công Thương – ông Trần Tuấn Anh.
Phải liên kết chặt chẽ thành chuỗi để đưa nông sản Việt đi xa:
Hiện tại, chúng ta đang thực hiện tái cơ cấu phấn đấu có thứ hạng trên bản đồ xuất khẩu nông sản. Việt Nam đang đứng thứ 18 trên thế giới về tổng thể. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Để phát triển hơn nữa, đưa nông sản Việt đi xa hơn nữa cần phải liên kết chặt chẽ với nhau, các chủ thể phải liên kết thành chuỗi. Đồng thời, liên kết chặt chẽ với người nông dân, đặt hàng cho nông dân với sản phẩm giống đầu vào hữu cơ, chế biến đi xuất khẩu.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT – Nguyễn Xuân Cường.
Thí điểm mô hình cho vay lưu động đến cấp xã, hạn chế tín dụng đen:
Riêng về vấn đề tín dụng đen, không phải các ngân hàng không đủ vốn cho người dân, thậm chí hệ thống ngân hàng có chi nhánh rải khắp các tỉnh, thành, xuống tận thôn bản. Tính thanh khoản đang rất dồi dào, nếu thiếu vốn NHNN lập tức bơm vốn nên chắc chắn không có tình trạng thiếu vốn.
Cái khó là người dân không tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng, lý do là tính minh bạch thông tin của người dân. Chính vì thông tin không minh bạch rõ ràng nên các ngân hàng không thể cho vay, bởi rất nhiều người vay vốn nhưng không sử dụng hiệu quả đồng vốn, hoặc sử dụng sai mục đích. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, khiến các ngân hàng xiết chặt quy định cho vay.
Để hạn chế nợ xấu, gần đây Ngân hàng NN&PTNT đang triển khai thí điểm mô hình cho vay lưu động, trực tiếp đến xã. Nếu hiệu quả sẽ triển khai rộng, nhằm hạn chế tối đa tình trạng tín dụng đen.
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Làm sao có thể đưa tri thức trẻ về nông thôn?
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách liên quan để khuyến khích thanh niên, trí thức là con em nông dân về nông thôn làm việc, kể cả thu hút con em đi du học ở nước ngoài về nước làm ăn. Thực tế cho thấy, nhiều em đã trở thành tỷ phú, triệu phú khi còn rất trẻ. Chủ trương chung của chúng ta là khuyến khích trí thức trẻ chủ động tìm về nông thôn, tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp để làm ăn. Những năm gần đây, với nhiều thanh niên trí thức về nông thôn làm ăn hiệu quả và chắc chắn trong thời gian tới, tỷ lệ thanh niên trí thức về làm việc ở khu vực tam nông sẽ tăng lên.
Ông Đào Ngọc Dung – Bộ trưởng Bộ LĐTBXH