Sáng 5/5, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
 |
Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo tại Quốc hội. |
Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, thời gian qua, Chính phủ đã nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tăng cường hỗ trợ, khuyến khích tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, hợp tác, chuyển giao, làm chủ công nghệ, ứng dụng khoa học vào sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam, giữa các doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, chuyển giao và đổi mới công nghệ, đưa nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào cuộc sống.
Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ công nghệ cho các địa phương, tổ chức và doanh nghiệp tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng Quốc gia về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo. Tổ chức triển khai hiệu quả Đề án Thúc đầy chuyền giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Năm 2024, Việt Nam đứng thứ ba ASEAN về đầu tư vào Start-up; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp thứ 44 thế giới, tăng 02 bậc so với năm 2023. Chương trình quốc gia về chuyền đổi số tiếp tục được triển khai hiệu quả.
Đến nay đã ban hành danh mục 38 nền tảng số quốc gia đồng thời ban hành khung tiêu chí và quy trình xét duyệt, công nhận, công bố và thu hồi công nhận nền tảng số quốc gia. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số được đẩy mạnh; đến ngày 06/12/2024 đã có hơn 1,3 triệu lượt doanh nghiệp tiếp cận chương trình, hơn 399 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nền tảng của chương trình. Chuyển đổi số trong một số ngành, lĩnh vực như logistics - cång biển, năng lượng - lưới điện thông minh, giáo dục nghề nghiệp... có nhiều điểm sáng.
Chú trọng phát triển nguồn nhận lực chất lượng cao gắn với thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, tạo động lực tăng trưởng mới cho nền kinh tế.
Tập trung triển khai Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Ban Chấp hành Trung ương. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, có sự chuyển biến tích cực, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và mục tiêu đồi mới giáo dục phổ thông. Chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và mũi nhọn ngày càng nâng cao; kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức thành công ; đội tuyển Olympic Sinh học và Hoá học quốc tế đạt được thành tích nỗi bật trong các kỳ thi Olympic 2024. Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tiếp tục tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế.
Tập trung thực hiện nhiều chính sách, hoạt động thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050; phê duyệt Chương trình “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050".
Công tác xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật về khoa học công nghệ tiếp tục được chú trọng, nhất là các quy định về sở hữu trí tuệ, bảo hộ và khai thác hiệu quả, hợp lý các tài sản trí tuệ do Việt Nam sở hữu. Tổ chức xây dựng và thực hiện hiệu quả Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hỗ trợ các địa phương triển khai, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia; xây dựng mô hình điểm truy xuất nguồn gốc các sản phẩm đặc trung của địa phương. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung, cập nhật để hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của nền kinh tế. Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tiếp tục được quan tâm phát triển.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tại 03 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM; thúc đẩy liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia với các hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phát triển của khu vực và trên thế giới. Năm 2024, thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp toàn cầu tăng hai bậc từ vị trí thứ 58 lên 56, đứng thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á và thứ 12 tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thủ tướng Chính phủ đã tuyên bố lấy ngày 01/10 là Ngày hội Đổi mới sáng tạo Quốc gia hằng năm.
Nhấn mạnh về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, cần phải phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo chuẩn quốc tế để đáp ứng nhu cầu của thị trường, đặc biệt là những ngành, lĩnh vực ưu tiên mới nổi như AI, khoa học dữ liệu, chíp bán dẫn, xây dựng và vận hành đường sắt tốc độ cao...; có chính sách khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học chuyển giao các dự án khởi nghiệp cho địa phương; đưa khởi nghiệp vào giảng dạy. Có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đảm bảo nguồn lực và tham mưu cấp có thẩm quyền các cơ chế, chính sách đặc thù để sớm triển khai hiệu quả các đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nghiên cứu xây dựng Chương trình Mục tiêu quốc gia về hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Khẩn trương nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia giỏi trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ cao tham gia phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Nghiên cứu, để xuất phương án hoàn thiện chính sách thị thực, mở rộng việc cấp thị thực điện tử, nhất là đối với các nhà đầu tư, chuyên gia; xây dựng chính sách cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo hướng thông thoáng, thân thiện, cởi mở hơn, giảm thiểu thủ tục.
Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách và bảo đảm nguồn lực triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW; triển khai hiệu quả Kết luận Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Xây dựng cơ chế phù hợp với cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, tôn trọng đặc thù của lao động sáng tạo, chấp nhận rủi ro, mạo hiểm và độ trễ trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, bảo đảm không thất thoát, lãng phí.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong xử lý tài sản hình thành thông qua việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm và trường đại học, viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu; có chính sách ưu đãi đủ mạnh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, trích lập và sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, nhất là đầu tư phát triển công nghệ cao, công nghệ xanh, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, sản xuất chíp bán dẫn. Nghiên cứu và đề xuất chính sách giao doanh nghiệp trong nước ứng dụng khoa học, công nghệ cho các dự án trọng điểm, tham gia đề xuất Đề án cơ chế thí điểm để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước.
Khẩn trương rà soát, triển khai hiệu quả các chiến lược quốc gia về nghiên cứu, ứng dụng, khai thác không gian biển, không gian ngầm và không gian vũ trụ. Đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thành doanh nghiệp công nghiệp công nghệ số; xây dựng, ban hành danh mục công nghệ chiến lược Việt Nam. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia một cách sâu rộng, toàn diện, bứt phá trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là xây dựng thể chế số thông thoáng, hạ tầng số hiện đại, nền kinh tế số rộng khắp, nhân lực số chất lượng cao, bảo đảm an ninh, an toàn mạng. Tập trung số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, công dân số; đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo vào công tác quản lý, điều hành. Tiếp tục quyết liệt triển khai thực hiện Đề án 06; đẩy nhanh việc chia sẻ dữ liệu, nhất là dữ liệu về dân cư, tư pháp, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện. Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cá nhân hóa dịch vụ công trực tuyển toàn trình.
Thiên Tuấn