Một bé gái bán vé số tố cáo Út Lượm dụ dỗ, giao cấu dẫn đến mang thai. Tuy nhiên, 3 lần giám định AND, “tác giả” bào thai là của một người khác và đã bị xử lý hình sự. Nhưng cơ quan tố tụng vẫn truy tố, đưa Út Lượm ra xét xử tội “giao cấu với trẻ em”.
3 lần giám định không tìm được chứng cứ
Sau hai ngày xét xử, chiều ngày 4/4, TAND huyện An Phú, tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Bùi Văn Sơn (tên thường gọi Út Lượm, SN 1967, ngụ TT. An Phú, huyện An Phú) 3 năm tù về tội “giao cấu với trẻ em”.
|
Vụ "án tình" 6 năm chưa có hồi kết. |
Cáo trạng cáo buộc, vào khoảng 8/2011, bé Mai Thị Trang (SN 1996, ngụ xã Vĩnh Hậu, huyện An Phú) bán vé số, Út Lượm mua 30 – 40 tờ và hẹn chiều đến nhà lấy tiền. Chiều cùng ngày, bé Trang đến nhà thì Út Lượm kêu vào phòng ngủ ở tầng trệt để đưa tiền.
Vào phòng, Út Lượm đóng cửa phòng và tiến hành giao cấu với bé Trang. Sau đó, Út Lượm đưa cho bé Trang 1 triệu đồng, trả tiền vé số và tiền tiêu xài.
Sau lần thứ nhất, Út Lượm tiếp tục lợi dụng việc mua vé số đã dụ dỗ bé Trang đến nhà riêng và tiến hành giao cấu thêm 2 lần nữa.
Ngoài ra, cáo trạng còn cho rằng Út Lượm tiến hành giao cấu với cô bé thêm 3 lần ở nhà nghỉ Kim My và 2 lần ở nhà nghỉ Huỳnh Đông.
Sau mỗi lần giao cấu, Út Lượm trả tiền vé số và cho Trang từ 100.000 đồng đến 1 triệu đồng để tiêu xài.
Ngoài ra, cáo trạng nói rằng khoảng 16h ngày 12/02/2012 tại quán giải khác “K.K”, Út Lượm và một số người khác đang uống bia thì Trang xuất hiện, đi chơi vòng quanh quán. Út Lượm có mời Trang uống nửa ly bia.
Trang vào nhà vệ sinh của quán, Út Lượm theo sau và thực hiện hành vi dâm ô với Trang. Ngày 16/02/2012, Trang bán vé số và gặp hai người bạn bán vé số.
Trang nói bạn giúp mình, vì “sao mà nôn ói hoài”. Người bạn hỏi Trang có thai hay bị gì. Trang nói là có giao cấu với Út Lượm dẫn đến có thai.
Bạn kêu Trang đến nhà Út Lượm xin tiền đi phá thai. Trang cùng bạn đến phòng khám siêu âm và xác định có thai 5 tuần 1 ngày tuổi. Trang kể lại với cha mẹ và hai người này đến công an tố giác, yêu cầu cơ quan chức năng xử lý Út Lượm.
Theo đó, trong quá trình điều tra, bé Trang khai chỉ giao cấu với duy nhất mình Út Lượm dẫn đến mang thai. Ngoài ra không giao cấu với ai khác.
Sau đó, Trang sinh con. Vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, công an huyện An Phú chuyển hồ sơ lên công an tỉnh An Giang. CQĐT công an tỉnh An Giang 2 lần ra quyết định trưng cầu giám định ADN đối với con của Trang.
Lần thứ nhất tại Phân viện Khoa học hình sự Bộ Công an vào tháng 9/2012 và lần thứ 2 tại Phân viện Pháp y quốc gia tại TP HCM vào tháng 10/2012.
Cả hai kết quả giám định đều khẳng định con của Trang không có quan hệ huyết thống với Út Lượm.
Có kết quả giám định, gia đình bé Trang cho rằng Út Lượm có tiền lo lót cơ quan chức năng khiến sai lệch kết quả nên gửi đơn cầu cứu khắp nơi và yêu cầu giám định lại.
Kèm theo đơn kêu cứu là bản cam kết của Trang khẳng định chỉ giao cấu với Út Lượm. Sau khi khởi tố vụ án, ngày 7/11/2014, CQĐT Công an tỉnh An Giang trưng cầu giám định lần thứ ba tại Viện Pháp y Quân đội và đưa mẹ con Trang ra Hà Nội để lấy mẫu giám định lại.
Kết quả lần giám định này cũng kết luận Út Lượm không phải là cha đẻ của con của Trang. Tháng 2/2016, trong quá trình đưa ra xét xử sơ thẩm lần 1, TAND huyện An Phú trả hồ sơ điều tra bổ sung vì cho rằng lọt tội phạm, chứng cứ, lời khai cáo buộc Út Lượm giao cấu với Trang còn nhiều mâu thuẫn.
Tháng 3/2016, CQĐT khởi tố thêm Nguyễn Văn Bạo (huyện An Phú) về tội “giao cấu với trẻ em”. Cơ sở để khởi tố là kết quả giám định AND con của Trang có cha đẻ chính là Bạo.
Tuy nhiên, Trang vẫn một mực khai quan hệ duy nhất với Út Lượm. CQĐT và VKS vẫn “cột”Út Lượm vào tội“giao cấu trẻ em” với tình tiết“nhiều lần”.
Lời khai rắc rối
Phiên sơ thẩm lần thứ 2, ngày 9/2016, TAND huyện An Phú tuyên phạt Út Lượm 1 năm tù. Điều khá ngạc nhiên, tòa không buộc được tội “giao cấu” nên chuyển sang tội “dâm ô với trẻ em” và tuyên bằng ngày tạm giam.
Bạo cũng bị tuyên 1 năm tù về tội“giao cấu với trẻ em”. Đến ngày 2/2017, cấp phúc thẩm TAND tỉnh An Giang tuyên hủy án sơ thẩm.
Lý do hủy án: “Chứng cứ để truy tố Út Lượm chỉ dựa vào lời khai của bị hại, nhân chứng. Nhưng lời khai nhân chứng, bị hại mâu thuẫn có mâu thuẫn về thời gian, không gian. Ngoài lời khai, không còn chứng cứ trực tiếp nào chứng minh Út Lượm có hành vi giao cấu với bé Trang”.
Tại phiên tòa lần này, Út Lượm thực hiện quyền im lặng và cho rằng các lời khai ở CQĐT là chính xác. Bị hại Trang, các nhân chứng đều nói “do thời gian quá lâu, không nhớ. Lời khai ở CQĐT là chính xác và xin giữ nguyên lời khai đó”.
Tuy nhiên, các luật sư đã làm rõ nhiều tình tiết cho thấy lời khai của nhân chứng, bị hại là mâu thuẫn, không có cơ sở. Trên thực tế, trước ngày 16/02/2012, cả thị trấn An Phú đã xuất hiện tin đồn“Út Lượm ăn nằm với con nhỏ bán vé số dẫn đến có bầu”.
Nghe tin này, chị ruột Út Lượm đã nhờ người Huỳnh Văn Khưu đến nhà Trang kêu ra ngoài để hỏi thăm về chuyện có bầu.
“Tôi chỉ nhờ ông Khưu đến nhà kêu Trang ra gặp mặt xem có bầu thật hay không chứ không có ý gì khác. Tôi không yêu cầu ông Khưu đi thương lượng gì với gia đình”, người chị khai. Nhưng ông Khưu lại nói rằng bà này nhờ đến tìm hiểu tình hình và ông ngầm hiểu là “thương lượng”.
Cha ruột Trang nói với ông Khưu là yêu cầu gia đình Út Lượm đưa 270 triệu đồng và ông Khưu tự ý soạn đơn thỏa thuận bồi thường nhưng đơn này sau đó không được chấp nhận của chị Út Lượm.
“Sau đó, cha bé Trang đòi 300 triệu đồng và nói“cho công an 30 triệu, phần gia đình 270 triệu đồng”, ông Khưu khai.
Ngoài ra, Trang khai một lần quan hệ tình dục với Út Lượm vào 18 – 19h tối nhưng chủ nhà nghỉ xác nhận Út Lượm chỉ thuê phòng vào buổi trưa và chỉ nghỉ 40 – 60 phút là ra. “Út Lượm đi vào nhà nghỉ được 10 phút thì có một người phụ nữ đi vào.
Do người đó đeo khẩu trang, đội nón nên tôi không nhận dạng được là ai” chủ nhà nghỉ khai. Khi được hỏi các nhân chứng có trực tiếp nhìn thấy hoặc có chứng cứ nào chứng minh Út Lượm giao cấu với bé Trang hay không? Các nhân chứng đều nói không.
Từng bị hủy án vì không có chứng cứ trực tiếp chứng minh Út Lượm giao cấu với bé Trang nhưng VKS huyện An Phú vẫn căn cứ lời khai bị hại, lời khai nhân chứng, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm thân thể có đủ cơ sở kết án Út Lượm tội“giao cấu với trẻ em” và đề nghị HĐXX tuyên phạt Út Lượm từ 3 – 4 năm tù giam. Các luật sư cho rằng VKS buộc tội Út Lượm theo hướng suy diễn, thiếu căn cứ.
“Việc VKS dựa vào số tiền 300 triệu mà gia đình bị cáo hỗ trợ cho bé Trang để nói rằng“không phạm tộisao hỗ trợ”.
Út Lượm không giao cấu với bé Trang sao mời bia và vì sao bé Trang biết nhà vệ sinh phòng ngủ của Út Lượm nằm ở đâu. VKS cho rằng“Út Lượm thuê nhà nghỉ là không bình thường và thuê nhà nghỉ là giao cấu với bé Trang chứ không có mục đích. Những điều này chính là sự suy diễn không có căn cứ”, LS Nguyễn Định Thuận nói.
Còn LS Huỳnh Phước Hiệp bào chữa: “Tôi không tranh luận quan điểm với VKS vì mỗi người mỗi quan điểm. Tôi chỉ đề nghị VKS đưa ra chứng cứ và tranh luận dựa trên chứng cứ này theo đúng pháp luật.
VKS cần tuân thủ bản án phúc thẩm của tỉnh An Giang đó là cần có chứng cứ vì lời khai bị hại, các nhân chứng mâu thuẫn và không có cơ sở kết tội Út Lượm”.
Tuy nhiên, VKS nói rằng đã tranh luận đủ với các luật sư và dựa vào lời khai chứ không có chứng cứ nào khác. Và cho rằng lời khai là đủ cơ sở kết tội Út Lượm.
Chiều ngày 4/4, sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Út Lượm 3 năm tù. Bị cáo hiện đang tại ngoại và cho biết sẽ kháng cáo kêu oan.
Chủ tọa xét xử từng có đơn lên cấp trên “xin ý kiến”
Điều khá ngạc nhiên, vị chủ tọa phiên sơ thẩm lần này, ngày 3 - 4/4/2018 là ông Trần Văn Sáu từng là chủ tọa của vụ án này ở phiên sơ thẩm trước đây.
Vào ngày 12/5/2016, ông Sáu từng giao nộp hồ sơ vụ án Út Lượm cho TAND tỉnh An Giang với lý do “xin ý kiến”.
Trước khi phiên tòa diễn ra, LS Hiệp đã đề nghị thay đổi chủ tọa vì dựa vào biên bản giao hồ sơ “xin ý kiến” của cấp trên, LS Hiệp cho rằng chủ tọa – thẩm phán Sáu không khách quan, vô tư, không độc lập xét xử.
Nhưng đề nghị này không được chấp nhận. LS Huỳnh Phước Hiệp nói: “Việc thẩm phán chủ tọa xét xử vụ án Bùi Văn Sơn “xin ý kiến” TAND tỉnh An Giang là chứng cứ chứng minh thẩm phán không độc lập xét xử theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và vi phạm Điều 23 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Điều 23: ẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật ẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của ẩm phán, Hội thẩm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của ẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Theo Bùi Yên/phapluatplus.vn