Rào cản thuế quan: Thách thức và cơ hội cho Việt Nam vươn mình...

“Việc Mỹ áp mức thuế đối ứng 46% với hàng hoá Việt Nam được xem là thời điểm vàng để nước ta tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng”, PGS TS Ngô Trí Long nhận định".
Rao can thue quan: Thach thuc va co hoi cho Viet Nam vuon minh...-Hinh-11
 
Sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng thống Trump đã viết trên mạng xã hội Truth Social là ông hài lòng về cuộc thảo luận. Hai bên đã thỏa thuận sẽ tiếp tục đàm phán để giải quyết những vấn đề nổi lên về thương mại.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy, cuộc đàm phán giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc với phía Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi ông Peter Navarro, cố vấn Thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rõ, Việt Nam có đề nghị đưa thuế suất về 0%, trong khi Việt Nam mua của Mỹ 1 USD nhưng xuất sang Mỹ 15 USD là chênh lệch quá lớn, bỏ thuế suất xuống 0% cũng chưa giải quyết được vấn đề. Tôi mong rằng, hai bên sẽ đàm phán và tìm ra bước giải quyết tạm thời. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính có đề nghị phía Hoa Kỳ hoãn áp thuế với Việt Nam ít nhất là 45 ngày để tiếp cận và đàm phán thỏa thuận song phương, tiến tới cân bằng thương mại bền vững, có lợi cho cả hai bên. Tuy nhiên, đến nay, như tôi hiểu, phía Mỹ chưa có trả lời.
Là chuyên gia kinh tế, tôi lo ngại mức thuế cao của Mỹ đưa ra có thể dẫn đến việc các doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam, ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% của Việt Nam vào năm 2025. Tôi đề xuất giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu mới như Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ, để giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ và tác động của thuế suất cao.
Rao can thue quan: Thach thuc va co hoi cho Viet Nam vuon minh...-Hinh-7
 
Việc Mỹ áp thuế 46% là động thái chưa từng có tiền lệ. Nếu không đạt được thỏa thuận, Việt Nam có thể đối diện với nguy cơ dư thừa hàng hóa và tăng trưởng chững lại.
Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hoá Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội để thay đổi mạnh mẽ hơn nhiều vấn đề của nền kinh tế. Trong ngắn hạn, Việt Nam cần nhanh chóng có chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác các thị trường tiềm năng như châu Âu (EVFTA), châu Á, châu Phi và Mỹ Latin thông qua xúc tiến thương mại. Về dài hạn, năng lực cạnh tranh quốc gia cần được nâng cao bằng cách đầu tư vào hạ tầng, nhân lực, R&D và đổi mới sáng tạo, đồng thời giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một số ngành hàng nhất định.
Trong lĩnh vực thương mại, chúng ta cần có những chiến lược dự phòng và tăng cường khả năng chống chịu. Ví dụ, nếu thị trường Mỹ gặp vấn đề, chúng ta sẽ có sẵn các thị trường thay thế tiềm năng và thông tin kịp thời cho doanh nghiệp để chủ động chuyển hướng kinh doanh. Đồng thời, cần xây dựng các kịch bản ứng phó khác nhau cho từng tình huống cụ thể.
Rao can thue quan: Thach thuc va co hoi cho Viet Nam vuon minh...-Hinh-8
 
Tôi cho rằng, rào cản thuế quan từ Mỹ không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để Việt Nam chuyển mình. Đây là thời điểm vàng để tái cấu trúc xuất khẩu theo hướng bền vững, nâng cao giá trị và làm chủ chuỗi cung ứng.
Thời gian qua, Việt Nam đang nỗ lực chuyển dịch từ mô hình gia công sang mô hình dựa trên thiết kế, thương hiệu và sáng tạo. Hiện tỷ lệ hàng hóa có thương hiệu Việt chỉ chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong khi các ngành như dệt may, da giày vẫn chủ yếu làm thuê với giá trị gia tăng thấp (15–20%). Mục tiêu đến năm 2030 là tỷ lệ hàng xuất khẩu tự thiết kế, phát triển thương hiệu đạt ít nhất 20%.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiềm ẩn nhiều bất định, việc tái cấu trúc hoạt động xuất khẩu không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết nhằm tăng khả năng thích ứng và nâng cao sức chống chịu cho nền kinh tế Việt Nam.
Rao can thue quan: Thach thuc va co hoi cho Viet Nam vuon minh...-Hinh-9
 
Qua sắc thuế này cho thấy Tổng thống Trump muốn một số dòng vốn FDI quay lại Mỹ hoặc chuyển đến các quốc gia gần Mỹ hơn. Tuy nhiên, dòng vốn này chỉ tập trung vào những lĩnh vực mà Mỹ có lợi thế cạnh tranh vượt trội, như sản xuất chip và ô tô. Các lĩnh vực khác sẽ vẫn có sự dịch chuyển, và Việt Nam vẫn có cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư, Việt Nam vẫn có cơ hội cạnh tranh.
Bên cạnh đó, dù sắc thuế có thể tác động đến một số chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài, nhưng đây không phải là một biện pháp vĩnh viễn. Việc áp dụng thuế này phụ thuộc vào quyết định của chính quyền Tổng thống Trump, không phải do môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam. Do đó, Việt Nam vẫn có thể khẳng định được lợi thế của mình và tiếp tục thu hút FDI trong tương lai.
Các yếu tố như ổn định chính trị, nền kinh tế vĩ mô vững chắc, cơ sở hạ tầng ngày càng được cải thiện, và cải cách thể chế nhằm giảm chi phí kinh doanh đều là những lợi thế đáng giá. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực dồi dào và chi phí lao động thấp hơn so với nhiều quốc gia khác tiếp tục là một yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ.
Thực tế, Việt Nam vẫn có những lợi thế cạnh tranh đặc biệt, chẳng hạn như trong các ngành da giày, thủy sản, nông sản, rau quả nhiệt đới và đồ gỗ. Nếu tận dụng tốt các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh này, Việt Nam có thể duy trì xuất khẩu vào Mỹ và giảm thiểu thiệt hại thương mại.
Có thể thấy, dù xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi sắc thuế 46% của Mỹ, nhưng nếu Việt Nam đẩy mạnh các động lực tăng trưởng khác như đầu tư tư nhân, tiêu dùng nội địa và đầu tư công, có thể bù đắp được những ảnh hưởng không mong muốn từ thuế quan.
Xin cảm ơn các chuyên gia về cuộc trao đổi trên!
Rao can thue quan: Thach thuc va co hoi cho Viet Nam vuon minh...-Hinh-10


Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu