Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 388 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 79,84%). Như vậy, Quốc hội đã thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
|
Sáng 27/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. |
Trong đó 92,18% đại biểu Quốc hội tán thành với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, có nhiều ý kiến nhất trí với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần có ngưỡng tối thiểu; một số ý kiến khác đề nghị đưa 2 phương án để xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định trên không phải là nội dung mới mà được kế thừa quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Theo ông Tới, trong dự thảo luật này, nếu không tiếp tục quy định thì sẽ có nguy cơ gia tăng vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, các vụ tai nạn giao thông đường bộ... đi ngược lại những cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, gây lãng phí công sức, tiền bạc của nhà nước và nhân dân thời gian qua.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xin ý kiến đại biểu và có 388 đại biểu cho ý kiến. Trong đó, 293 đại biểu nhất trí với việc "cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn".
Có 95 đại biểu đề nghị "cấm theo mức giới hạn thấp nhất về nồng độ cồn trong máu và hơi thở đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ".
Trên cơ sở ý kiến của đa số đại biểu nhất trí quy định này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp tục thực hiện quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo bổ sung giao cho Bộ Y tế quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu để làm căn cứ xác định trường hợp có nồng độ cồn do sử dụng rượu, bia hay đồ uống có cồn khác.
Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định "trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thì không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ".
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, có nhiều ý kiến nhất trí với quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng cần có ngưỡng tối thiểu; một số ý kiến khác đề nghị đưa 2 phương án để xin ý kiến đại biểu Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng quy định trên không phải là nội dung mới mà được kế thừa quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và thống nhất với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019.
Theo ông Tới, trong dự thảo luật này, nếu không tiếp tục quy định thì sẽ có nguy cơ gia tăng vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, các vụ tai nạn giao thông đường bộ... đi ngược lại những cố gắng, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, gây lãng phí công sức, tiền bạc của nhà nước và nhân dân thời gian qua.
Mời quý độc giả xem video đại biểu Quốc hội Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) nói về việc cần quy định chặt nồng độ cồn khi lái xe bên hành lang Quốc hội Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.
Mai Loan