Ông Nguyễn Phú Quốc bị xét bãi miễn ĐBQH: Những ai từng dính phốt này?

Google News

(Kiến Thức) - Đoàn ĐBQH TP.HCM cho biết sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ QH và Ban Công tác ĐBQH để xem xét bãi miễn tư cách ĐBQH đối với ông Phạm Phú Quốc. Trước ông Quốc, cũng có ĐBQH bị hủy tư cách vì sở hữu 2 quốc tịch.

Về việc đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Phạm Phú Quốc, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) có 2 quốc tịch, Chánh văn phòng UBND TP.HCM Hà Phước Thắng khẳng định tại thời điểm giới thiệu ông Quốc ứng cử ĐBQH, các cơ quan thực hiện đầy đủ quy định.
Đến năm 2018 ông Quốc có quốc tịch thứ 2 (Cộng hòa Cyprus) mà không khai báo là không gương mẫu, không chấp hành đúng quy định của Đảng, của tổ chức. Sau khi báo chí phản ánh, ngày 25/8, ông Quốc có đơn xin thôi nhiệm vụ ĐBQH và đơn thôi việc; đến ngày 27/8, ông Quốc có đơn giải trình báo cáo các cơ quan chức năng.
Ong Nguyen Phu Quoc bi xet bai mien DBQH: Nhung ai tung dinh phot nay?
ĐBQH Phạm Phú Quốc 
Ông Thắng cho biết, Đoàn ĐBQH TP.HCM sẽ báo cáo Ủy ban Thường vụ QH và Ban Công tác ĐBQH để xem xét bãi miễn tư cách ĐBQH đối với ông Quốc. Về mặt Đảng, Ban Tổ chức Thành ủy và Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xem xét, làm việc với ông Quốc và đề xuất biện pháp xử lý; về mặt chính quyền, trong tuần sẽ có quyết định đình chỉ chức vụ.
Trước ông Phạm Phú Quốc, một vị ĐBQH khác cũng đã từng bị hủy tư cách là bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường. Ngày 17/7/2016, Hội đồng bầu cử quốc gia (HĐBCQG) tổ chức cuộc họp đột xuất do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Tại phiên họp, HĐBCQG đã tiến hành bỏ phiếu kín không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV đối với Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu Quốc hội khóa XIII.
HĐBCQG cũng xác nhận có 100% số phiếu bác bỏ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV vì không đủ tiêu chuẩn và cá nhân bà Hường cũng có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Ong Nguyen Phu Quoc bi xet bai mien DBQH: Nhung ai tung dinh phot nay?-Hinh-2
 
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường được biểu quyết không xác nhận tư cách đại biểu QH (ĐBQH) khoá XIV vì vi phạm Luật Quốc tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cụ thể, luật quy định công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Trong khi bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã nhập quốc tịch Cộng hòa Malta. Việc nhập quốc tịch Malta cũng không được bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tại đơn vị bầu cử số 5 TP Hà Nội (gồm các huyện Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức) và trúng cử với tỷ lệ 78,51%.
Bà sinh năm 1970, là doanh nhân có quá trình hoạt động trong cơ quan dân cử khá dài (ĐBQH khóa XII, XIII, đại biểu HĐND TP Hà Nội từ 1999 đến 2011).
Theo quy định Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, ĐBQH phải là công dân Việt Nam, đủ 21 tuổi trở lên, có quyền ứng cử, được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua hiệp thương nhân dân đưa vào danh sách ứng cử ĐBQH, có đủ số phiếu cần thiết để trở thành ĐBQH và được Ủy ban thẩm tra tư cách ĐBQH xác định đủ tư cách làm ĐBQH.
ĐBQH là đại diện cho ý chí, quyền lợi của nhân dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc Việt Nam, như báo chí phản ánh trường hợp người đại biểu có 2 quốc tịch là họ đã không trung thành với Tổ Quốc, với nhân dân. Đặc biệt, nếu ĐBQH là Đảng viên, thì họ sẽ tuyên thệ với Đảng. Do đó, ĐBQH có quốc tịch nước khác không thể là đại diện cho nhân dân.
Điều 22 Luật tổ chức Quốc hội hiện hành quy định về tiêu chuẩn của ĐBQH gồm 5 tiêu chuẩn như: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm… Thì căn cứ vào đó đã thấy người đại biểu đó đã là không trung thành rồi, thì làm sao đại diện cho nhân dân được?

Thêm nữa, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội (từ ngày 1/1/2021 mới có hiệu lực) bổ sung vào một tiêu chuẩn của ĐBQH là: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam” (khoản 1.a, điều 22).

Đồng thời Luật quy định cho Quốc hội và cử tri có quyền bãi nhiệm tư cách ĐBQH nếu thấy đại biểu đó không còn xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân.

>>> Video: Xem xét bãi miễn tư cách Đại biểu Quốc hội của ông Phạm Phú Quốc (nguồn VTC Now)



Nhật Di